Chương 3 Nhiễu, can nhiễu và tính toán dự trữ tuyến
3.4 Tỷ số tín hiệu trên nhiễu tại đầu vào máy thu
3.4.1 Định nghĩa
Tỷ số tín hiệu trên nhiễu được hiểu là một tỷ số giữa đại lượng tương đối của tín hiệu thu được so với sự hiện diện của nhiễu tại đầu vào máy thu. Có một vài dạng tỷ số tín hiệu trên nhiễu sau đây có thể được xem xét ;
- Tỷ số công suất tín hiệu trên nhiễu : tỷ số này thường được sử dụng để thiết kế công suất sóng mang được điều chế. Tỷ số này được ký hiệu là C/N.
- Tỷ số công suất tín hiệu trên mật độ phổ công suất nhiễu : được ký hiệu là C/N0, có thứ nguyên là Hz.
- Tỷ số công suất tín hiệu trên nhiệt độ nhiễu, ký hiệu là C/T (tỷ số tương ứng với C/N0 có nhân thêm hằng số Boltzman k ;
Trong ba loại tỷ số trên thì tỷ số C/N0 thường được sử dụng phổ biến.
3.4.2 Các biểu thức tính toán C/N0 ở đầu vào thiết bị thu
Nếu gọi PRx là công suất của tín hiệu thu được ở đầu vào máy thu thì C = PRx. Công suất PRx có thể xác định được từ công suất phát PT qua các tổn hao của kênh truyền. Có thể biểu thị đơn giản tỷ số C/N0 thông qua giá trị của công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP (Equivalent Isotropic Radiated Power) như sau :
C/N0 = (EIRPmáy phát) (1/tổn hao kênh truyền) (độ lợi máy thu / nhiệt độ
nhiễu)(1/k) (Hz) (3.6)
Tỷ số C/N0 cũng có thể được biểu thị như một hàm của mật độ dòng công suất :
C/N0 = (λ2/4)(độ lợi máy thu/nhiệt độ nhiễu) (1/k) (Hz) (3.7) Trong đó :
= (EIRP máy phát) / 4R2 (W/m2) (3.8) Ở đây, việc đánh giá tỷ số C/N0 là độc lập với điểm chọn và công suất tín hiệu, mật độ phổ công suất được tính tại cùng một điểm xem xét.
Trong biểu thức (3.6) trên có 3 yếu tố cần lưu ý đó là: - EIRP, đặc trưng cho thiết bị phát;
- (1/L = 1/LFSLA) đặc trưng cho môi trường truyền;
- (Độ lợi máy thu/ nhiệt độ nhiễu) đặc trưng cho thiết bị thu. Đại lượng này còn được gọi là G/T của máy thu.