Xáo trộn bit

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hiệu năng của kênh truyền tin số trong hệ thống thông tin vệ tinh Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 60 52 70 (Trang 76 - 77)

Chương 3 Nhiễu, can nhiễu và tính toán dự trữ tuyến

4.6 Một giải pháp kết hợp các kỹ thuật: bảo mật thông tin dữ liệu mã hóa

4.6.4 Xáo trộn bit

Đối với các kênh truyền tin số vệ tinh tốc độ cao, do tác động của can nhiễu nên thường xuất hiện lỗi cụm (burst errors). Các can nhiễu có thể là nhiễu đồng kênh, nhiễu của kênh lân cận, nhiễu môi trường hoặc phading sâu v.v... Một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến là giải pháp phân tán bit ở phía phát.

Một giải pháp phân tán bit thường được sử dụng là phân tán bit theo hàng và cột. Dãy bit thông tin dữ liệu trước khi truyền đươc sắp xếp theo một bảng có

m hàng và n cột (mỗi hàng chứa n bit và có m cột). Lần lượt sắp xếp từ hàng thứ nhất đến hàng thứ m. Khi đã chất đầy bảng thì dữ liệu được truyền đi theo cột. Có nghĩa là xếp theo hàng nhưng truyền theo cột. Như vậy, nếu có lỗi cụm xuất hiện (trong cột được truyền) thì chúng sẽ được phân tán trong các hàng. Hình 4.12 nêu ví dụ một bảng phân tán bit với 8 hàng 8 cột (dãy dữ liệu 64 bit).

Hình 4.12. Ví dụ bảng phân tán bit (88)

+ Bộ phân tán bit sử dụng bộ tạo mã giả ngẫu nhiên như đề xuất mô tả ở hình 4.8 có thể thực hiện một cách tương đối đơn giản (không cần bộ nhớ và thiết lập bảng) và có thể giảm được xác suất lỗi bit cụm kết hợp với bảo mật thông tin dữ liệu với các kênh vệ tinh có yêu cầu bảo mật, bởi vì bất kỳ một thiết bị thu nào đặt trong vùng phủ sóng có thể thu tín hiệu từ vệ tinh.

Mô hình theo sơ đồ khối chức năng (hình 4.8) cũng có thể sử dụng kết hợp mã bảo mật DES (khóa 56 + 8) – mã khối hoặc mã cyclic – bộ xáo trộn 64 x 64 và điều chế 16PSK hoặc 16QAM.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hiệu năng của kênh truyền tin số trong hệ thống thông tin vệ tinh Luận văn ThS. Kỹ thuật điện tử-viễn thông 60 52 70 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)