Kiến trúc hệ thống và các công cụ nguồn mở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị dữ liệu Multimedia trong hệ thống thông tin địa lý (Trang 32 - 33)

3.2.1. Hệ thống cơ sở

Để xây dựng ứng dụng minh họa, chúng tôi dựa vào bản mẫu của công ty DM Solution đƣợc tải về từ trang web http://www2.dmsolutions.ca/webtools/.

Đây là một hệ thống WebGIS minh hoạ cho khả năng tạo bản đồ động bằng việc sử dụng ROSA Applet. Nhƣ đã trình bày ở trên, Mapserver không phải là một hệ thông tin địa lý hoàn chỉnh. Nó chỉ có khả năng hiển thị các bản đồ tĩnh, để có thể thực hiện các thao tác duyệt bản đồ động nhƣ phóng to, thu nhỏ hay di chuyển bản đồ, chúng ta cần sử dụng các ngôn ngữ lập trình có hỗ trợ nhƣ PHP, Java,....

ROSA Applet là một trình tiện ích nhỏ đƣợc viết bằng Java, cho phép ngƣời sử dụng thay đổi cách xem bản đồ bằng cách Click chuột trên bản đồ. Có thể minh hoạ cách hoạt động của hệ thống khi sử dụng Rosa applet nhƣ sau:

Hình 6: Các thành phần của hệ thống WebGIS với MapServer

Các tiện ích Rosa Applet đƣợc tải về từ địa chỉ:

http://www2.dmsolutions.ca/webtools/rosa/index.html

WebGIS minh hoạ nêu trên đã thực hiện đƣợc một số chức năng nhƣ sau:

- Trang web hiển thị bản đồ Canada gồm các thông tin về ranh giới các bang và hệ thống giao thông chính.

- Có các thao tác cơ bản nhƣ phóng to, thu nhỏ, di chuyển bản đồ.

- Có chức năng truy vấn bản đồ, khi ngƣời sử dụng chọn chức năng này và bấm chuột trên bản đồ thì trang web sẽ trả lại các thông tin về vị trí truy vấn.

Tuy nhiên, trong ví dụ trên các thông tin thuộc tính chƣa đƣợc đƣa vào cơ sở dữ liệu. Hơn nữa các thông tin trả lại của trang web chỉ là dữ liệu dạng văn bản thông thƣờng, không có khả năng đính kèm và hiển thị dữ liệu đa phƣơng tiện.

3.2.2. Một cách đơn giản kết nối và trình diễn dữ liệu đa phương tiện

Môi trƣờng ứng dụng Web rất thuận tiện cho việc tích hợp và trình diễn dữ liệu đa phƣong tiện. Cách đơn giản nhất là dùng chức năng siêu liên kết của HTML. Ví dụ, mã lệnh HTML với nội dung là siêu liên kết

<a href =“ Đƣờng dẫn đến tệp ảnh đính kèm” > Tên đối tƣợng </a>

cho kết quả là khi tƣơng tác vào vị trí của đối tƣợng có siêu liên kết trên bản đồ sẽ nhận đƣợc hình ảnh hiển thị trên màn hình. Ví dụ có đoạn mã LAYER NAME khachsan METADATA “ DESCRIPTION”“ Khách sạn”

“ RESULT_FIELDS” “TEN DIACHI SOPHONG MIEUTA” END

Dòng” RESULT_FIELDS”“ TEN DIACHI SOPHONG MIEUTA” nói rằng thông tin trả lại khi truy vấn gồm có Tên, các thông tin bổ sung, địa chỉ khách sạn

số phòng. Nếu ta thêm vào trƣờng” Ten” trong bảng khach_san.dbf nội dung dữ liệu là <a href =“ Đƣờng dẫn đến file ảnh đính kèm” >Tên đối tƣợng </a>

thì kết quả vấn tin trả về sẽ cho đoạn mã nhƣ mong muốn.

Tuy nhiên, đây không phải là cách nên dùng vì gây khó khăn cho việc quản lý các dữ liệu đa phƣơng tiện đƣợc đƣa vào hệ thống. Ảnh đính kèm cần phải đặt trong một thƣ mục sẵn có, trang web sẽ truy cập theo tên ảnh qua đƣờng dẫn trực tiếp, nhƣ thế nếu tên thƣ mục hoặc ảnh bị thay đổi thì trang web không thể tìm thấy ảnh. Thêm nữa việc thêm ảnh mới buộc phải thực hiện thủ công, và ngƣời quản trị phải tự quyết định cho tên ảnh để không trùng lặp, đây là công việc thực sự khó khăn khi hệ thống ngày càng lớn hơn.

Giải pháp hiệu quả hơn là xây dựng hệ thống lƣu trữ dữ liệu đa phƣơng tiện với một hệ quản trị CSDL có hỗ trợ kiểu dữ liệu này. Đây chính là các chức năng xử lý kiểu BLOB cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị dữ liệu Multimedia trong hệ thống thông tin địa lý (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)