Thời điểm phòng bệnh Bệnh được phòng Loại vaccine phòng bệnh Đường đưa thuốc Liều lượng (ml/con)
25-29 tuần tuổi Khô thai Parvovirus Tiêm bắp 2
26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2
27-30 tuần tuổi Giả dại Begonia Tiêm bắp 2
28 tuần tuổi LMLM Aftogen oleo Tiêm bắp 2
Lợn 10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2
Lợn 12 tuần chửa LMLM Aftogen oleo Tiêm bắp 2
(Nguồn: phòng kỹ thuật trại)
Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi, mọi lúc và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể lợn khi có được điều kiện thích hợp để gây bệnh. Do đó, bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh, thì phòng bệnh bằng vaccine luôn được trại coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đặc thù của trại là sản xuất lợn giống nên việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng phải chính xác nghiêm ngặt.
Thực hiện tiêm phòng vaccine cho lợn hậu bị và lợn nái sinh sản, sử dụng nhiều nhất chủ yếu là lợn hậu bị vì quá trình tuyển chọn lợn hậu bị lên làm giống rất là khắt khe. Để thay thế cho nái sinh sản đã lâu, già yếu, sức đề kháng kém, khả năng sinh sản không còn đạt tiêu chuẩn đề ra thì tiêm phòng vaccine là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất nhằm tạo miễn dịch cho đàn nái mới lên chống lại mầm bệnh, phòng bệnh cho đàn nái đang sinh sản tránh được các mầm bệnh lây nhiễm.
4.4. Kết quả theo dõi và điều trị bệnh ở đàn lợn nái mang thai tại trại
Đối với lợn nái mang thai thường bị các bệnh liên quan đến đường sinh dục, nguyên nhân là do quá trình vệ sinh chuồng trại chưa hợp lý, chuồng trại vệ sinh bẩn, hoặc do kỹ thuật phối giống chưa đúng hoặc quá mạnh dẫn đến xây sát đường sinh dục dẫn đến viêm đường sinh dục... bên cạnh đó, một số lợn bị sảy thai do nhiều yếu tố gây nên. Trong thời gian thực tập tại chuồng lợn nái chửa, em đã theo dõi, chẩn đoán cho các lợn nghi ngờ bị bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng
Bảng 4.7. Tình hình mắc các bệnh sảy thai và đẻ non, viêm đường sinh dục ở đàn lợn nái mang thai tại trại trong thời gian thực tập
Tháng
Số nái theo dõi (con)
Sảy thai và đẻ non Viêm đường sinh dục Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) 9/2020 171 3 1,75 4 2,34 10/2020 193 4 2,07 3 1,55 11/2020 187 8 4,28 5 2,67 Tính chung 551 15 2,72 12 2,18
Từ kết quả ở bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh ở 551 nái mang thai trong 3 tháng theo dõi là: Sảy thai và đẻ non có 15 nái bị sảy thai, với tỷ lệ là 2,72%, Viêm đường sinh dục có nái mắc với tỷ lệ 2,18%. Ở từng tháng thì có tỷ lệ mắc các bệnh khác nhau, tỷ lệ chênh lệch tùy thuộc vào điều
kiện, kỹ thuật chăm sóc của công nhân, thời tiết, khí hậu của tháng đó. Tháng 9 và tháng 10 thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh khá thuận lợi cho việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đang mang thai nên tỷ lệ sảy thai và đẻ non cũng như tỷ lệ viêm đường sinh dục khá thấp. Sang tháng 11 thời tiết bắt đầu vào đông, thời tiết bắt đầu trở lạnh có gió mùa đông bắc, thời tiết mưa nắng thất thường dẫn đến tỷ lệ sảy thai và đẻ non cũng như tỷ lệ viêm đường sinh dục cao hơn các tháng trước.Ngoài ra viêm tử cung và sảy thai trên lợn nái còn do một số nguyên nhân khác như: do xây xát trong quá trình di chuyển và hoạt động chạy nhảy của lợn, thiếu ding dưỡng ốm yếu, sức đề kháng giảm không chống lại được vi trùng xâm nhập gây viêm tử cung. Sót nhau dễ dẫn đến viêm tử cung, không được vệ sinh sát trùng sajhc sẽ trong và sau quá trình đẻ. Từ kết quả theo dõi trên, được sự hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật của trại, em đã tiến hành điều trị , kết quả được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả điều trị lợn nái mang thai bị sảy thai và đẻ non, viêm đường sinh dục trong thời gian theo dõi tại trại
Tên bệnh Phác
đồ Tên thuốc điều trị
Liều lượng, cách dùng Kết quả Số nái điều trị (con) Số nái khỏi (con) Tỷ lệ (%) Sảy thai Và đẻ non 1 Nova-oxytocin Tiêm bắp 2 - 3 ml/lần /con 15 13 86,67 Hitamox LA Tiêm bắp 15 - 20 ml/lần /con ADE + B.comlex Thuốc tím 0,1% Thụt rửa 1lần/ con Viêm đường sinh dục 1
Nova -oxytocin Tiêm bắp 2 ml/lần /con
8 7 87,5
ADE + B.comlex Tiêm bắp 15 -20 ml/lần/con Hitamox LA 2 Nova-oxytocin Tiêm bắp 2 - 3 ml/lần/con 4 4 100 Cefquinom 150 LA Tiêm bắp 15 -20 ml/lần/con ADE + B.comlex
Từ kết quả thu được ở bảng 4.8 có thể thấy:
Khi lợn sảy thai và đẻ non, ta sử dụng kháng sinh phổ rộng Hitamox LA để kháng viêm, trong trường hợp thai chết, bị phân hủy, thối rữa trong tử cung khiến lợn mẹ bị viêm tử cung. Sử dụng thuốc tím KMnO4 0,1% để thụt rửa, sát trùng niêm mạc tử cung, tránh viêm nhiễm tử cung. Phác đồ điều trị sau sảy thai với Hitamox LA cộng với thụt rửa bằng KMnO4 0,1% đạt 86,67%
Đối với viêm đường sinh dục trong quá trình mang thai do dụng cụ phối quá cứng, không được vô trùng, làm niêm mạc đường sinh dục, dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục. Em đã tiến hành điều trị với hai phác đồ, sử dụng hai lọai thuốc kháng sinh là Hitamox LA và Cefquinom 150 LA trong điều trị viêm đường sinh dục đem lại hiệu quả khá cao. Điều trị bằng Hitamox LA có tỷ lệ khỏi đạt 87,5%; điều trị bằng Cefquinom 150 LA đạt 100%. Hai loại thuốc kháng sinh trên đều có hiệu quả điều trị tương đương, tuy nhiên, khuyến cáo nên sử dụng Cefquinom 150 LA cho lợn nái mang thai vì thuốc không tồn dư kháng sinh nên không làm giảm hậu quả của thuốc, giảm bớt hiện tượng nhờn thuốc, giảm chi phí điều trị, thời gian khỏi bệnh nhanh hơn.
Từ kết quả trên,việc chẩn đoán đúng bệnh và lựa chọn đúng thuốc điều trị là rất quan trọng. Chọn đúng thuốc, trị đúng bệnh thì kết quả điều trị cao nâng cao được năng suất chăn nuôi, giảm bớt chi trong chăn nuôi.
4.5. Kết quả phối giống cho lợn nái
Ngoài việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn lợn nái em còn tham gia một số công việc khác như phối giống cho lợn nái, …Ngày nay ngành chăn nuôi đang trên đà xu hướng phát triển rất mạnh các khâu trong quá trình chăn nuôi đều rất quan trọng một trong những quy trình đó là quy trình phối giống lợn đây là quy trình kỹ thuật quyết định số lượng con trong đàn, hiệu quả kinh tế lứa lợn nuôi . Kết quả đó được theo dõi trong 6 tháng và trình bày cụ thể ở bảng 4.9 như sau:
Bảng 4.9: Kết quả phối tinh lợn theo dõi tại trại trong 6 tháng thực tập Tháng Số nái phối
(con)
Số nái đậu thai (con) Tỷ lệ đậu thai (%) 7/2020 130 115 88,6 8/2020 423 382 90,5 12/2020 418 407 97,4 Tính chung 971 904 93,09
Qua bảng 4.9 cho thấy: Việc phối giống cho đàn lợn nái đạt tỷ lệ rất cao qua các tuần, tháng phối. Thông qua kết quả ở trên giúp cá nhân em học hỏi được rất nhiều kinh nghiêm, để đạt được kết quả cao như trên chúng em đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật mà công ty CP đề ra, cũng như vận dụng hết những kiến thức được học tập tại trường để vận dụng vào thực tế.
Tỷ lệ phối giống đạt cao như vậy sở dĩ là do phát hiện thời điểm phối giống thích hợp nhất, thao tác phối giống đúng kỹ thuật nên đã đem lại tỷ lệ phối giống cho lợn nái đạt tỷ lệ cao. Đồng thời trong thời gian phối giống đã phát hiện và loạt thải sớm những cá thể không đủ chất lượng giống tốt, một phần là do trong quá trình khai thác tinh các anh cán bộ kỹ thuật và công nhân ở trại đã có những thao tác đúng kỹ thuật giúp kích thích lợn đực giống xuất tinh đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng theo dõi và phát hiện sớm những con đực giống có phẩm chất không tốt loại thải hoặc không khai thác nữa mà sử dụng làm lợn đực thí tình.
Chính vì vậy mà kết quả khai thác tinh cũng rất cao và đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nái đậu thai cao.
Qua đây cho thấy mỗi một khâu trong quá trình chăn nuôi là vô cùng quan trong, nắm được chắc các quy trình các biện pháp kỹ thuật sẽ giúp người chăn nuôi đạt được năng xuất kinh tế cao, năng xuất đàn lợn được đảm bảo chất lượng. Quy trình phối giống hiệu quả sẽ đem đến chất lượng con giống tốt.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong 6 tháng thực tập tại trại em đã được chỉ dạy những thao tác, kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho lợn nái chửa. Những công việc em đã được thực hiện là:
- Tham gia quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái trong giai đoạn mang thai (cho lợn ăn, tắm chải, dọn vệ sinh..)
- Học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật tiêm phòng trong công tác tiêm phòng vaccine cho đàn lợn nái trong giai đoạn mang thai.
-Tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh trong giai đoạn mang thai.
- Tham gia vào quy trình phối giống cho lợn nái
Ngoài công việc học tập và rèn luyện kỹ thuật trên chuồng,những giờ nghỉ ngơi tôi đã được tham gia vào các hoạt động vui chơi ở trại, học được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống bổ ích ở trại, đây chính là một cột mốc kỉ niệm là bài học đắt giá, là hành trang vững chắc để tôi mang theo trên con đường học tập.
5.2. Đề nghị
Trong thời gian tới, tại trại lợn Minh Châu cần thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai để giảm tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản và các bệnh khác nói chung.
Trang trại cần đảm bảo công nhân luôn đầy đủ, có kỹ thuật tốt, trách nhiệm cao với công việc. Sự phân chia công việc hợp lí, phù hợp với sức
khỏe, kinh nghiệm, chuyên môn của công nhân làm việc tại trại. Công tác thú y cần đẩy mạnh việc sử dụng thử nghiệm các loại thuốc mới có hiệu quả cao hơn, các loại thuốc đó yêu cầu phải an toàn đối với lợn nái mang thai, không gây ra ảnh hưởng có hại đến sự phát triển của bào thai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập XXIII (số 5).
2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 23 - 35.[1]
4. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.
5. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Mạnh Hà, Đào Đức Thà, Nguyễn Đức Hùng (2012), Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp.
10. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản, Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội..
13. Võ Văn Ngầu (2011), Giáo trình phòng và trị bệnh lây ở lợn, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
14. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn
nuôi đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo nái”, Luận án
Tiến sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 15. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), ‘‘Nghiên cứu chế tạo vacxin E. Coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con“, Tạp chí nông nghiệp thực phẩm, số 9, trang 324 – 325.
17. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quế Côi (2005), Chăn nuôi lợn trang trại,Nxb Lao động-Xã hội.
18. Phạm Ngọc Thạch, Chu Đức Thắng, Đàm Văn Phải, Phạm Thị Lan Hương (2013), Giáo trình Thú y cơ bản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý vật nuôi, Nxb Nông nghiệp.
21. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thị Xuân (2016), “Năng suất sinh sản của hai tổ hợp lợn nái giữa lợn nái Landrace phối hợp với đực giống Yorkshire và lợn nái Yorkshilre phối hợp với đực giống Landrace”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 65, tr. 54 - 61.
22. Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi thú y cơ bản, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Trí (2008), Hỏi đáp kĩ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản ở hộ gia đình, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
24. Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thị Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu Tiếng Anh
25. Smith Bradford B., Martineau Georges, Bisaillon Ariane. (1995), “Mammary gland and lactation problems”, Disease of swine, 7th edition, Iowa state university press,
26. Taylor D. J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university, U.K.Urban, V. P., Schnur, V. I., Grechukhin, A. N. (1983), “The metritis mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik sel,skhozyaistvennoinauki
27. UrbanV. P., SchnurV. I., Grechukhin A. N. (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”,
Vestnikselskhozyaistvennoinauki
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
Hình ảnh 1: Dội vôi chuồng Hình ảnh 2: Soi tinh
Ảnh 1: Thuốc Nova-gentylo Ảnh 2: Thuốc Coxzuril 5%