Định mức ăn dành cho lợn nái mang thai

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 41)

Giai đoạn mang thai

Lượng thức ăn kg/con/ngày Lợn gầy Lợn bình

thường Lợn béo

Từ phối giống đến 84 ngày 2,5 2,0 1,8

Từ 85 ngày đến ngày thứ 110 3,0 2,5 2,5

Từ ngày thứ 111 đến ngày thứ 113 2,0 2,0 2,0

Từ ngày thứ 114 đến khi đẻ Cho ăn ít hoặc không cho ăn + nước uống tự do

Theo Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quế Côi (2005)[17]

*Cho lợn nái ăn quá nhiều:

Về mặt kinh tế: Khẩu phần ăn phù hợp không bị lãng phí dư thừa cám giúp người chăn nuôi tiết kiệm tiền bạc, nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi.

Về mặt kỹ thuật: lợn nái bị thừa nhu cầu của giai đoạn chửa. Nếu cho ăn quá nhiều thì lợn nái sẽ quá béo, tỷ lệ chết phôi cao, đặc biệt là giai đoạn sau 35 ngày. Lợn nái quá béo làm cho chân yếu, đè con trong giai đoạn nuôi con, tiết sữa kém do mỡ chèn ép lên tuyến sữa, làm cho nái khó đẻ, kéo dài thời gian đẻ.

*Cho lợn nái ăn quá ít:

Lợn nái trong quá trình mang thai cần nhiều dinh dưỡng để nuôi thai, nếu như khẩu phần ăn quá ít lợn nái sẽ bị gầy, thiếu dinh dưỡng để nuôi cơ thể và nuôi thai. Sức đề kháng với bệnh tật yếu, sức rặn khi sinh yếu.

Không đủ dinh dưỡng dự trữ cho kỳ tiết sữa, sản lượng sữa thấp, nuôi con kém, lợn con còi cọc, dễ mắc bệnh, tỷ lệ lợn con sống thấp.

Thời gian động dục sau khi tách con kéo dài, tỷ lệ số lứa trên năm thấp, hao mòn lợn nái, tốn nhiều cám, giảm thời gian khai thác.

- Chăm sóc lợn nái chửa

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2015) [19], công tác quan trọng nhất trong chăm sóc, quản lý lợn nái mang thai đó là phòng ngừa sảy thai, nghĩa là công tác bảo vệ bào thai để thai sinh trưởng, phát dục bình thường, tránh các tác động từ ngoại lực gây đẻ non, sảy thai, nhất là trong giai đoạn mang thai thứ II.

Nguyên nhân sảy thai chủ yếu do nền chuồng hay sân chơi mấp mô, gồ ghề làm cho lợn trượt ngã, cửa ra vào nhỏ lợn phải chen lấn, xô đẩy nhau, đánh đập lợn, tắm nước lạnh đột ngột.

*Vận động

Trong điều kiện chăn nuôi có bãi chăn thải thì đối với lợn nái mang thai trong giai đoạn I cần chú ý cho vận động nhất là đối với lợn nái có thể trạng béo. Đối với những cơ sở chăn nuôi có điều kiện tài chính khó khăn tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho lợn nái còn thấp nhưng cho chăn thả, vận động hợp lý kết hợp với thức ăn mà lợn kiếm được từ chăn thả thì lợn nái vẫn khỏe mạnh, thai sinh trưởng, phát dục tốt, lợn con có sức sống cao

Thời gian vận động trong khoảng 1 - 2 lần/ngày, mỗi lần 60 - 90 phút/lần. Lợn nái mang thai kỳ II hạn chế cho vận động, lúc gần đẻ một tuần thì chỉ cho đi lại quanh sân.

Chú ý: khi thời tiết xấu hay nơi chăn thả không bằng phẳng, có nhiều rãnh thì không cho vận động. Trước khi cho vận động thì cho uống đủ nước để lợn nái không uống nước bẩn bên ngoài.

*Tắm chải

Tắm chải cho lợn nái là rất cần thiết, vệ sinh sạch sẽ lông da của lợn, giúp tăng cường trao đổi chất, tuần hoàn, lợn nái cảm thấy thoải mái, kích thích thèm ăn, phòng các loại bệnh ngoài da. Việc tắm chải cho lợn nái nên thực hiện đặc biệt là trong mùa hè, kí sinh trung thì còn chống nóng cho lợn nái.

*Chuồng trại

Chuồng trại khi xây dựng phải đảm bảo đúng quy định để nuôi lợn nái mang thai. Có chế độ nuôi nhốt phù hợp theo từng giai đoạn, tại trại quy mô công nghiệp thì ngay từ khi nhập lợn hậu bị người ta đã tiến hành nhốt mỗi con một ô để có thể dễ dàng chăm sóc, theo dõi trong từng giai đoạn mang thai của lợn, lợn nái sẽ được nuôi theo từng khu theo từng giai đoạn mang thai. Chuồng nuôi phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp theo từng mùa, khô ráo thoáng mát. Trước khi lợn đẻ theo lịch dự kiến một 1 tuần thì cho lợn nái sang ô đẻ.

Chuồng nuôi phải đảm bảo yên tĩnh, thoải mái cho lợn nái trong giai đoạn thai kỳ, tránh tạo ra những tiếng động mạnh, đột ngột, ảnh hưởng không tốt tới lợn nái.

Mỗi nái mang thai đều được gắn thẻ mang mã số riêng từng con, và thẻ ghi thông tin về ngày phối, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, lứa đẻ, số conđẻ ra, số con chết, số con hiện nuôi, số con cai sữa hay sự cố sảy ra như sảy thai, không đậu thai, chết thai để có biện pháp xử lý

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái

Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào 2 yếu tố: di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con giống, các giống lợn khác nhau thì có tính năng sản xuất khác nhau. Yếu tố ngoại cảnh bao gồm thức ăn dinh dưỡng, vệ sinh thú y, chuồng trại. Mặt khác năng suất sinh sản của lợn nái được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu như: Số trứng rụng, tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra còn sống, số con cai sữa/lứa, thời gian chờ phối,… Các chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp nên chúng chịu sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện ngoại cảnh.

Yếu tố di truyền

Giống

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái. Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh sản rất khác nhau. Theo Schimidlin (1986), năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào giống, tác giả cho biết số con đẻ ra của 5 phẩm giống Landrace, Yorkshire, Hampshire, (LY), (YL) lần lượt là 10,64; 10,25; 8,75; 9,96; 10,08 con/ổ.

Căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, các giống lợn được chia làm bốn nhóm chính như sau:

+ Các phẩm giống đa dụng như: Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.

+ Các phẩm giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietrain, Duroc có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.

+ Các phẩm giống chuyên dụng “dòng mẹ” như Yorkshire, Landrace, đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng khả năng cho thịt kém.

+ Các phẩm giống địa phương có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém, xong có khả năng thích nghi tốt với môi trường nên thường lai cải tiến với các giống lợn ngoại.

Phương pháp nhân giống

Phương pháp nhân giống ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sinh sản của lợn nái như tỷ lệ nuôi sống, khối lượng sơ sinh và khối lượng của đàn con. Khi nhân giống tạp giao thì đàn con tạo ra có tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với nhân giống thuần chủng. Ở nước ta sử dụng phương pháp lai kinh tế (đực ngoại x nái nội) cho thấy khối lượng sơ sinh cái hơn so với lợn nội.

Ngoài ra, năng suất sinh sản còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền khác như kiểu gene, cá thể,...

Yếu tố ngoại cảnh

Ngoài các yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất rõ ràng và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái.

Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái như: chế độ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật,... (Dierckx et al., 1997; Sohst, 1997; Riha et al., 2000)

Chế độ nuôi dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng sinh sản của lợn nái cả về chất lượng và số lượng.

giữa chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng làm giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng làm tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu.

Tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn nái tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và tăng khả năng tăng khối lượng cho lợn con.

Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày không sản xuất ít nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong từng kì có chửa và có khối lượng cơ thể thích hợp trong thời kì nuôi con.

- Nhu cầu protein:

Đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của lợn, tùy từng giai đoạn khác nhau thì nhu cầu protein của lợn là khác nhau. Lợn nái hậu bị đạt khối lượng 90 - 120 kg thì nhu cầu protein thô là 15 - 16%, lợn nái mang thai khối lượng cơ thể từ 130 - 170 kg thì nhu cầu protein thô là 13%, đối với lợn nái nuôi con khối lượng cơ thể từ 165 -180 kg thì nhu cầu protein thô là 15% (CP-Group).

Nhu cầu vitamin và khoáng chất:

Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ vì khoáng chất tham gia vào cấu trúc cơ thể và chuyển hóa năng lượng. Có khoảng hơn 15 axit amin được coi là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn gia súc. Khẩu phần ăn cho nái chửa cần lượng vitamin A là 7980 UI/con (khi thiếu thì lợn nái chậm động dục, đẻ non, sảy thai, teo thai, khô mắt), vitamin D là 400 UI/con (nếu thiếu lợn bị còi cọc, khối lượng sơ sinh thấp, lợn nái sau khi đẻ dễ bị bại liệt chân sau, liệt do hấp thụ canxi và phospho thấp), vitamin E là 119,1 UI/con (thiếu lợn bị chậm động dục, chết phôi),... Khoáng gồm 2 nhóm chính là khoáng đa lượng (Ca, P, Na,...) nếu thiếu thì làm xương chi phát triển không bình thường, xương thai phát triển kém và

khoáng vi lượng (Fe, Zn,...) nếu thiếu thì lợn bị thiếu máu, giảm sức đề kháng.

Mùa vụ

Mùa vụ có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Mùa có nhiệt độ cao là nguyên nhân làm lợn nái có tỷ lệ sinh sản thấp, tỷ lệ chết ở lợn con cao, nhiệt độ cao làm lợn nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng và tỷ lệ động dục sau cai sữa giảm.

Strees nhiệt có thể làm tỷ lệ thụ thai tới 20%, giảm số phôi sống 20% và do đó làm giảm thành tích sinh sản của lượn nái (theo Peltoniemi et al., 2000).

Tuổi và lứa đẻ

Lứa để là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái vì có sự khác nhau về chức năng theo tuổi của lợn nái. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp nhất ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất là lứa 3,4,5 và sau đó gần như là ổn định và có xu hướng giảm đi khi lứa đẻ tăng lên. Gordon (1997) cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ thứ 4, ở lứa đẻ thứ 8 trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4,5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colinet al., 1998). Lợn đẻ lứa đầu thường hay sợ hãi do đó tỷ lệ thụ thai thấp và tỷ lệ chết cao (Grandinson et al., 2005).

Số lần phối và phương thức phối giống

Số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái có ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ, thông thường nếu tăng số lần phối giống khi con cái động dục sẽ tăng tỷ lệ thụ thai và tăng số con đẻ ra. Do lợn là loài đa thai, thời gian rụng trứng dài, nên nếu phối nhiều lần sẽ tăng được tần số gặp nhau giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Với kỹ thuật hiện nay, tính được chính xác thời gian động dục cũng như rụng trứng của con nái, nên đa số các trại phối hai lần trong một chu kỳ động dục. Theo Anon (dẫn từ Ian Gordon,

1997), phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể làm tăng 0,5 lợn con so với phối riêng rẽ.

Có hai phương thức phối giống là phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. Phương thức phối trực tiếp cho tỷ lệ đậu thai cao hơn, những phương thức thụ tinh nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi hiện nay do giảm được chi phí, nhanh gọn trong công tác thụ tinh, hạn chế lây bệnh, khai thác được tối đa con đực. Phương thức thụ tinh nhân tạo có tỷ lệ đậu thai không cao do sự kích thích sinh dục thấp. Tuy nhiên hiện nay kỹ thuật thụ tinh nhân tạo được cải tiến, giảm tối thiểu những vấn đề dẫn đến tỷ lệ thụ thai kém, bằng cách tính đúng thời điểm phối, khoảng thời gian trứng rụng và thao tác phối chuẩn xác. Để có kết quả cao hiện nay ở các trại chăn nuôi cho phối giống bằng phương pháp phối kép (2 lần), lần sau cách lần trước khoảng 10 - 12 giờ.

Ảnh hưởng của thời gian cai sữa

Thời gian cai sữa có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ, số lứa đẻ/nái/năm.Để rút ngắn thời gian nuôi con cần tiến hành cai sữa sớm cho lợn con và cho lợn con tập ăn sớm khi lợn con ở 5 - 7 ngày.

Ảnh hưởng của lợn đực giống

Trong chăn nuôi con đực có vị trí quan trọng ảnh hưởng đến đời sau về nhiều đặc tính trội của con đực như màu lông, thể chất, tính cao sản, tỷ lệ nạc, sức đề kháng,... Và điều quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản chính là chất lượng tinh dịch, tinh trùng có khỏe thì tỷ lệ thụ thai mới cao, từ đó dẫn đến số con đẻ ra và còn sống sẽ cao, giảm tỷ lệ thai dị tật. Đánh giá chất lượng tinh dịch qua tổng số tinh trùng có khả năng thụ tinh trong một lần phối giống (VAC).

VAC = V x A x C Trong đó:

A: Hoạt lực tinh trùng (tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng)

C: Nồng độ tinh trùng (số lượng tinh trùng trong 1ml tinh dịch)

2.2.6. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho lợn nái mang thai

2.2.6.1. Phòng bệnh

Như ta đã biết ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’‚ nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.

- Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt:

Bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nhiều nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn.

Theo Lê Văn Tạo và cs (1993) [16] vi khuẩn E. coli gây bệnh ở lợn là vi khuẩn tồn tại trong môi trường đường tiêu hoá của vật chủ. Khi môi trường quá ô nhiễm do vê ̣sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bi ̣nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm nhiễm

E. coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vê ̣sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái giai đoạn mang thai tại trại lợn minh châu, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)