Đặc trưng hồi đáp của cảm biến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu và chế tạo cảm biến khí hyđrô trên cơ sở các nana-tinh thể ZnO pha tạp Pd Luận văn ThS. Vật liệu và Linh kiện Nano (Trang 56 - 57)

3.3.5. Độ ổn định

Độ ổn định và độ lặp lại là hai thông số quan trọng của cảm biến khi sử dụng để chế tạo thiết bị. Độ ổn định của cảm biến quyết định đến tuổi thọ và khả năng ứng dụng của thiết bị. Để tăng độ nhạy của cảm biến cần thiết phải giảm kích thước hạt tinh thể nhằm tăng diện tích bề mặt hấp phụ khí, tuy nhiên khi hạt càng nhỏ thì độ ổn định của cảm biến lại càng kém đi. Do vậy các cảm biến sau khi chế tạo cần được gia nhiệt để tạo sự liên kết bền vững giữa các hạt, tăng độ ổn định của cảm biến.

Để khảo sát độ ổn định của cảm biến theo thời gian, các giá trị đo được của cảm biến được ghi lại hàng ngày, ở hai điều kiện đo trong không khí và đo trong khí H2

nồng độ 25 %LEL. Việc theo dõi được thực hiện liên tục trong 60 ngày, kết quả (trên hình 3.18) cho thấy cảm biến chế tạo khá ổn định, biên độ dao động các giá trị đo nằm trong khoảng ± 3 mV.

Độ ổn định của cảm biến còn được khảo sát theo chu trình đo ở các nồng độ khí H2 khác nhau (như trên hình 3.19). Với mỗi nồng độ khí H2, thực hiện hai lần chu trinhd đo, mỗi lần cách nhau 20 phút nhằm hạn chế ảnh hưởng (nếu có) ở lần đo trước. Kết quả cho thấy các giá trị đo rất ổn định, các kết quả này cũng cho thấy sự phù hợp với các phép đo đặc trưng nhạy khí khác.

Không khí -10 0 10 20 30 40 50 0 10 20 30 40 50 60

Thời gian (ngày)

T ín h iệ u (m V ) khí hyđrô 25 % LEL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu và chế tạo cảm biến khí hyđrô trên cơ sở các nana-tinh thể ZnO pha tạp Pd Luận văn ThS. Vật liệu và Linh kiện Nano (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)