Bình khuôn tay sách 16

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng phần mềm bình bản tự động phuc vụ ngành công nghiệp in (Trang 39 - 47)

Hình 3.2: Bình khuôn 32

3.4. Thiết kế hệ thống

Hệ thống được phân tích theo đặc tả nội dung dựa trên các chức năng trên, Những USE CASE chính được thiết kế theo hình sau:

Bao gồm ACTOR (Kỹ thuật Viên chế bản) là tác nhân sử dụng phần mềm.

Actor Hệ thống tham gia cung cấp các Asembly, DLL, Function nhằm xử lý hỗ trợ cho USE CASE hệ thống. Use case chính được phân rã thành các Usecase nhỏ hơn để tham ra các hành động con cho hệ thống đáp ứng các yêu cầu chức năng đặt ra;

Hình 3.3: Đặc tả Usecase.

3.4.1. Đặc tả lần lƣợt các Use case

3.4.1.1. Use case Bình bản:

 Xử lý tệp PDF đọc Tệp vào dưới dạng nhị phân do USE CASE Input phân tích và xử lý tệp.pdf

 Phân tích tệp theo cấu trúc tổng quát, Giải mã (decode ), phân tích số trang,  Tham chiếu chéo, Từ điển đối tượng, Từ điển Font, Images, Cuver, Line,  Phân tích Object Stream, text, Pragraphics, Fillters, Patterms…

 Không gian màu, trạng thái đồ họa từng trang cung cấp thông tin toàn tệp.pdf  Out put cung cấp trực tiếp thông tin dành cho xử lý tệp.

 Giải thuật: Đọc tệp, xử lý đọc số trang, đưa ra kích thước trang; Cho lệnh for j=1 to Form (PDF).page.count, đọc ra số trang trên list box;

 Thiết kế lớp chính làm nhiệm vụ thu thập thông tin

Nội dung về các chức năng chính được nêu trong phần phụ lục của luận văn.

3.4.1.2. Use case Bình 8 trang

Là Use case ―Include‖ của Use CASE chính có nhiệm vụ thực thi toàn bộ các lệnh điều khiển, lấy thông số trên giao diện, số trang, kích thước trang, xếp trang lên layout mới và cuối cùng output ra TệP đích dưới dạng hình sau:

Hình 3.4: Bình khuôn 8 trang

Giải thuật: Đọc số trang và chia làm hai tập hợp:

1. Tập thứ nhất gồm các số:1, 4, 5, 8, 9, 12, 13, 16…, 2. Tập thứ 2 gồm các số: 2, 3, 6, 7, 10, 11, 14, 15…

Vì trang số một là trang lẻ đầu tiên và đứng ở đầu sách nằm bên tay phải, khi ta mở ra. Trong đoạn code của phần mềm được viết như sau:

 Trong đó a là mảng chứa tập thứ nhất, b là mảng chứa mảng thứ hai

 Biến So_du_tay_8: Đây là số trang dư được tính sau khi bình vào khuôn in và khuôn trở, nếu dư thì tiếp tục bình vào khuôn nó trở nó.

 Biến số dư được xác định trên lớp chung, nhận giá trị= tổng số trang%8; % là toán tử lấy phần dư.

 Doan_dau[]: là mảng các phần tử số nguyên được gán số trang từ trang 1 đến trang cuối của tay sách đã chọn khi chèn số trang dư vào sau tay sách đó.

3.4.1.3. Use case Bình 32 trang

Tương tự như bình 16 và 8, chức năng làm việc của Usecase đều giống nhau chỉ khác nhau về số trang trên một layout;

(Nội dung mã hóa được mô tả trong phần phụ lục luận văn).

Use case Bình đóng lồng hai vạch:

Usecase này có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc triển khai bình bản cho sách đóng lồng. Sách đóng lồng là loại sách mỏng chủ yếu là tạp chí, có đóng ghim ở giữa các trang lồng vào nhau; thường là đóng hai ghim, số lượng các trang <=84 và tổng các trang chia hết cho 4; Sau đây là hình của đóng lồng 2 vạch

Hình 3.5: Đóng lồng 2 vạch.

3.4.1.4. Use case Bình đóng lồng ba vạch

Use case này chức năng tương tự như bình hai vạch chỉ khác số trang trên layout lớn gấp đôi. Thuật toán tương tự.

Thuật toán mô tả chi tiết trong phần phụ lục luận văn.

3.4.1.5. Use case Bình nhãn

Chức năng này có nhiệm vụ bình nhãn: như Card, tem chống hàng giả, xổ số kiến thiết... Bình nhãn có hai loại:

1. Bình tự do: Nghĩa là chọn các nhãn có cùng kích thước, cho vào bình, số lượng các loại là tùy ý, sau khi bình ta được 1 layout có nhiều nhãn nằm trên layout theo số lượng khai báo.

2. Bình Nó trở nó là loại bình nhãn in hai mặt: Loại nhãn này gọi là trở tức là khi in xong một lượt giấy ta đảo mặt giấy chưa in lên trên thì kết qua được in hai mặt.

và các nhãn trên layout sẽ có hai mặt được in và sau đó người thợ chỉ việc cắt nhãn ra.

Thuật toán:

1. Nhập khai báo tên tệp cho các nhãn, ghi nhận khuôn khổ và kích thước từng nhãn.

2. Nhập số lượng của từng loại nhãn sau đó:

3. Đối với tự do: cho vòng For chạy từ 1 đến số lượng nhãn theo chiều ngang; 4. Cho vòng for thứ 2 chạy từ 1 đến số nhãn theo chiều dọc;

5. Vẽ loại nhãn thứ nhất.

6. Nếu số lượng loại một đủ rồi thì dùng lệnh continue thoát và tiếp tục gán lệnh vẽ cho loại nhãn thứ 2; hết loại nhãn 2 mà còn loại nhãn 3 chưa vẽ thì sử dụng lệnh continue tiếp tục vẽ nhãn 3, tương tự cho các nhãn còn lại. Kích thước Layout tùy thuộc số lượng các loại nhãn.

7. Tương tự cho loại bình trở nó:

8. Thay vì vẽ từ đầu ta sử dụng vẽ từ giữa trang đến cuối và giữa trang lên đầu, thuật toán cũng như trên.

3.4.1.6. Use case Tiện ích

Bao gồm các tiện ích nối sách, tách sánh, co giãn, thêm trang trắng, Lật mirror. Về thuật toán không có gì phức tạp; Đơn giản là thêm tệp mới và chuyển từ tệp cũ sang:

Nối sách: Nhập hai tên sách, dùng tạo tệp thứ 3 rồi cho vòng for chạy từ trang 1 đến trang cuối cuốn sách thứ nhất, copy sang sách thứ 3, sau đó cho chạy từ trang 1 đến trang cuối cuốn thứ 2 rồi append vào cuối thứ 3;

(Nội dung mã được mô tả trong phần phụ lục luận văn).

Một số chức năng khác :

1. Tách sách: Thuật toán cũng tương tự nối sách

2. Sử dụng nhập sách, tạo tệp mới và cho vòng for chạy từ trang cần tách đến trang cuối (Miền trang cần tách) sau đó vẽ nội dung lên trên tệp mới ta được tệp sách mới;

3. Co giãn (Scale): Tiện ích này cực kỳ đơn giản ta tạo tệp mới khai báo khổ mới cần co giãn; Sau đó cho vòng for chạy từ trang 1 đến trang cuối và copy vẽ lên layout là tệp mới có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

3.4.2. Thiết kế lớp và Class Diagram

Xây dựng lớp dựa trên sơ đồ thiết kế Usecase các mối liên hệ là Dependence các lớp giao diện gọi đối tượng của lớp chính (Bao gồm các Usecase nhỏ nằm bên trong)

Hình 3.6 Biểu đồ lớp

Các lớp ―Bình khâu chỉ‖, ―Đóng lồng‖ gọi đối tượng của ―Lớp chính‖ và lớp ―Gửi lại‖. Các Methods của ―Lớp chính‖ là các hành động thực hiện chức năng của các Usecase.

3.5. Thiết kế giao diện tƣơng tác

Giao diện tương tác rất trực quan, và mềm dẻo tuy nhiên thẩm mỹ chưa được ưng ý vì thời gian nghiên cứu rất mất thời gian thiết kế hệ thống nên giao diện mang tích chất đầy đủ, dễ sử dụng, giao diện phần mềm sử dung Winform của Visualstudio 2010.

Giao diện tương tác rất trực quan, và mềm dẻo tuy nhiên thẩm mỹ chưa được ưng ý vì thời gian nghiên cứu rất mất thời gian thiết kế hệ thống nên giao diện mang tích chất đầy đủ, dễ sử dụng;

Hình 3.7: Giao diện chính.

Các giao diện form nhập dữ liệu cho từng chức năng như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng phần mềm bình bản tự động phuc vụ ngành công nghiệp in (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)