Mô hình tổ chức của khối văn phòng Tập đoàn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 37 - 52)

Nguồn: Ban Tổ chức - Nhân lực, Tập đoàn Viettel Từ mô hình tổ chức, mỗi

ban thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Ban giám đốc Tập đoàn định hướng, quản lý, chỉ đạo, đào tạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực được giao trong Tập đoàn. Theo đó mỗi ban thực hiện các nhiệm vụ: định hướng chiến lược mục tiêu cho ngành dọc (xuống các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ và công ty con); xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách (quy trình, quy định, hướng dẫn...) cho ngành dọc; xây dựng tổ chức bộ máy, nhân lực, đào tạo và tạo nguồn cán bộ của Ban, của ngành dọc; kiểm soát, giám sát và phát hiện vấn đề của ngành dọc; trực tiếp làm nhiệm vụ khác do Ban giám đốc Tập đoàn giao. Như vậy, với chức năng, nhiệm vụ của mỗi ban cho thấy khối văn phòng của Tập đoàn chính là cơ quan đầu não của Tập đoàn, đây chính là nơi

vừa định hướng chiến lược vừa kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược phát triển của Tập đoàn.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn từ năm 2017-2020

Kết quả kinh doanh của công ty mẹ, Tập đoàn giai đoạn 2017–2020: Trong những năm qua, nhờ có cách làm khác biệt, nền tảng tư tưởng, văn hóa và tầm nhìn chiến lược nên trong giai đoạn 2017–2020, Tập đoàn chiếm gần 50% về thị phần di động, kết quả sản xuất - kinh doanh rất tốt, thể hiện:

Bảng 2.1: Kết quả sản xuất - kinh doanh của công ty mẹ, Tập đoàn

Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu Tổng doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Lao động Năng suất lao động

Tốc độ tăng năng suất lao động Tỷ suất lợi nhuận/

vốn chủ sở hữu

Nguồn: Ban Tổ chức - Nhân lực, Tập đoàn Viettel Báo cáo kết quả kinh

doanh của Tập đoàn Viettel cho thấy, năm 2020 Viettel đạt tổng doanh thu 250.800 tỷ đồng, tăng trưởng 9,4% so với năm 2019; tổng lợi nhuận đạt gần 44.000 tỷ đồng, tăng 12%. Viễn thông trong nước đóng góp 65,6% trong tổng doanh thu của tập đoàn; mảng đầu tư nước ngoài có tỷ trọng doanh thu ngày càng tăng với tỷ lệ năm 2020 là 13,55%.

Ở mảng nghiên cứu sản xuất, Tập đoàn Viettel đạt doanh thu 12.500 tỷ đồng; các thiết bị mạng lõi do Viettel sản xuất đã được đưa vào mạng lưới tại

Bên cạnh kết quả kinh doanh, Viettel nộp ngân sách đạt 41.140 tỷ đồng, tăng 2,3%. Con số này tương đương tổng chi ngân sách trung ương cho 3 lĩnh vực sự nghiệp: Giáo dục - đào tạo, dân số - y tế, và khoa học - công nghệ. Năng suất lao động đạt 3,09 tỷ đồng/người, tăng 20% so với năm 2019. Trong khi đó, theo công bố từ Tổng cục thống kê, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 đạt 93,2 triệu đồng/người.

Tập đoàn Viettel được ghi nhận 3 chỉ số quan trọng trong các DN Việt Nam: DN có lợi nhuận lớn nhất (Vietnam Report); DN nộp thuế lớn nhất Việt Nam (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính); DN có giá trị thương hiệu cao nhất với 2,6 tỷ USD. Với giá trị này, thương hiệu Viettel được xếp hạng thứ 49 trong top 50 thương hiệu Viễn thông lớn nhất thế giới.

Năm 2018, Tập đoàn Viettel được Chính phủ công nhận là DN Quốc phòng, An ninh.

Năm 2021, Tập đoàn Viettel đặt mục tiêu doanh thu 277.000 tỷ đồng, tăng trưởng 10,5% so với năm 2020; lợi nhuận 45.500 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2020. Thuê bao 4G lũy kế đến cuối năm 2020 dự kiến đạt 17 triệu. Viettel đặt mục tiêu nâng cao chất lượng mạng lưới, đưa tốc độ data mạng 4G vào Top 10 của thế giới. Ở mảng đầu tư nước ngoài, Viettel sẽ khai trương dịch vụ di động tại Myanmar – thị trường quốc tế thứ 10.

2.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực tại Tập đoàn

Qua 32 năm xây dựng và trưởng thành, đến năm 2020 Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã có một nguồn nhân lực dồi dào cả về tài chính, cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực.

Cuối năm 2020, bộ tài chính đã chấp thuận cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ, trở thành công ty có quy mô vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường viễn thông Việt Nam.

Tháng 6/2019, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel khánh thành trụ sở mới địa chỉ tại lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội, với cơ sở vật chất và

hệ thống văn phòng khang trang và hiện đại hơn. Văn phòng làm việc mới với diện tích mặt sàn trên 5000m2, cùng với toàn bộ cán bộ văn phòng của Tập đoàn được làm việc tại đây.

Về nguồn lực nhân sự: Lực lượng lao động của khối văn phòng Tập đoàn chủ yếu là lao động nam chiếm 72,16%, trong khi đó nữ chỉ chiếm 27,84%. Do đặc thù công việc của Tập đoàn chủ yếu về lĩnh vực CNTT, viễn thông nên tỷ lệ lao động nữ thấp. Đây là đặc điểm mà những người làm công tác lãnh đạo tại Tập đoàn phải chú ý để sắp xếp bố trí công việc cho phù hợp.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của khối văn phòng Tập đoàn năm 2020

Đơn vị tính: Người

STT

1. Ban Giám đốc 2. Cơ quan chính trị 3. Ban Công nghệ 4. Ban đầu tư 5. Ban kế hoạch 6. Ban

nội bộ Ban

7. và xúc tiến đầu tư nước ngoài 8. Ban Kỹ thuật 9. Ban sản xuất 10. Ban Pháp chế 11. Ban TC-KT 12. Ban TC - NL 13. Ban Truyền thông 14. Ban Xây dựng

Với chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Viettel là thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh do Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao nên Tập đoàn Viettel vừa có lao động là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Do đặc điểm khối văn phòng Tập đoàn là cơ quan định hướng chiến lược, chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, giám sát các chiến lược của Tập đoàn, do đó tỷ lệ người lao động là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng chiếm tỷ lệ khá cao 62,4% so với tổng số lao động của khối văn phòng Tập đoàn. Do đặc điểm của khối văn phòng Tập đoàn nên độ tuổi lao động của người lao động bình quân là 36 tuổi. Đây là độ tuổi mà con người đã có những kinh nghiệm nhất định, trình độ chuyên môn vững vàng và sức cống hiến của người lao động cũng vào độ sung sức nhất, họ dám tự khẳng định mình. Với đội ngũ nhân viên ở vào độ tuổi này là những người dám nghĩ, dám làm, đủ sức khỏe, sự nhiệt tình để thực hiện những hoài bão, ước mơ của mình. Đây là điểm thuận lợi cho công tác tạo động lực lao động của Tập đoàn Viettel nói chung và khối văn phòng Tập đoàn nói riêng.

Với đặc điểm của khối văn phòng Tập đoàn nên mỗi Ban mang chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Căn cứ đặc điểm công việc, tính chất phức tạp của mỗi nhiệm vụ để phân chia thành các vị trí việc làm cụ thể, mỗi vị trí việc làm được phân công cho một người hoặc một nhóm người thực hiện và yêu cầu cụ thể về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác. Ví dụ Ban Kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ thực thi các chương trình trọng điểm của ngành kỹ thuật, xây dựng, kiểm tra giám sát các định mức kinh tế, kỹ thuật liên quan đến hạ tầng viễn thông, chuẩn hóa các chỉ tiêu kỹ thuật cho hàng hóa, vật tư, thiết bị mạng của cả Tập đoàn Viettel với các vị trí việc làm: quản lý chất lượng, quản lý quy trình, tiêu chuẩn định mức, nghiệp vụ, thiết bị phụ trợ. Ban truyền thông có nhiệm vụ lập kế hoạch, xây dựng và thực hiện các chương trình quảng cáo

truyền thông, đề xuất các giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông, do đó Ban chỉ có vị trí việc làm chính là truyền thông. Như vậy, mỗi Ban khác nhau, có vị trí việc làm khác nhau đòi hỏi có chính sách tạo động lực lao động khác nhau.

Bảng 2.3: Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn năm 2020

Đơn vị tính: người STT Tên ban, phòng 1. Ban Giám đốc 2. Cơ quan trị 3. Ban Công nghệ 4. Ban đầu tư 5. Ban kế hoạch

6. Ban Kiểm

nội bộ

Ban Kinh

7. và xúc tiến đầu tư nước ngoài 8. Ban Kỹ thuật 9. Ban sản xuất 10. Ban Pháp chế 11. Ban Tài Kế toán 12. Ban Nhân lực Ban

15. Thanh Tra 16. Văn phòng

Tổng cộng

Tỷ lệ (%)

Về trình độ chuyên môn của Khối văn phòng Tập đoàn: Để được là doanh nghiệp viễn thông số 1 ở Việt Nam, Tập đoàn Viettel cũng rất quan tâm đến đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động của Tập đoàn. Hiện nay đội ngũ cán bộ nhân viên của Tập đoàn Viettel đều có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm cao được rèn luyện bản lĩnh quân đội, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao thể hiện tại Bảng 2.3. Lao động khối văn phòng Tập đoàn chủ yếu tốt nghiệp đại học với 357 người chiếm tỷ lệ 57,12%, trình độ thạc sỹ là 86 người chiếm 13,8%, trình độ tiến sỹ là 7 người chiếm 1,12%, còn lại 175 người lao động có trình độ thấp hơn. Một đặc điểm nữa của khối văn phòng Tập đoàn Viettel là thường xuyên phải làm việc tại văn phòng liên quan đến giấy tờ, công việc nghiên cứu, điều hành dẫn đến căng thẳng, do đó việc tạo bầu không khí làm việc, môi trường làm việc thoải mái, có nhiều chương trình giải trí giúp người lao động giảm căng thẳng trong công việc là rất cần thiết.

2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho người lao động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel lao động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

2.2.1. Bản thân người lao động

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trả lương theo từng vị trí làm việc. Trong 5 năm gần đây, Tập đoàn áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả làm việc. NLĐ được đánh giá hiệu quả làm việc từ 2 đến 4 lần trong một năm. Đây là căn cứ để xét tăng lương hàng năm và cũng là căn cứ để khen thưởng từ nguồn lợi nhuận sau thuế cho mỗi cá nhân.

Từ cách đánh giá hiệu quả làm việc nhà quản trị đánh giá được cả thái độ và trách nhiệm của NLĐ. Những đầu công việc đều có định mức chung và được yêu cầu báo cáo hàng ngày.

Trình độ, thái độ của NLĐ đối với công việc sẽ là cơ sở để nhà quản lý đánh giá năng suất hiệu quả làm việc của mỗi người. Và nó liên quan trực tiếp

đến quyền lợi và những chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên đó. Những tiêu chí đánh giá luôn được theo dõi thông qua báo cáo kết quả công việc hàng ngày và được nhà quản lý nhận xét theo từng tháng.

2.2.2. Các nhân tố bên trong tổ chức

- Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn

Mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2020 – 2025 của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là đào tạo và chiêu mộ nguồn lực mạnh, có sức cạnh tranh cao với các DN kinh doanh viễn thông của nước ngoài. Tập trung đào tạo một số chuyên gia giỏi trong những vị chí then chốt.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cũng quan tâm, tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực sẵn có, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý hiệu quả công việc và trả lương theo hiệu qủa công việc trong toàn hệ thống. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo theo bản đồ học tập. Quan tâm và đầu tư cán bộ quy hoạch, cán bộ có tiền năng. Chiêu mộ nhân tài để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn, tăng tính cạnh tranh. Khối quản lý nguồn nhân lực đã điều chỉnh mô hình bộ máy tổ chức trong toàn hệ thống sao cho hiệu quả nhất, đồng thời triển khai hệ thống quản trị nhân sự trên cơ sở áp dụng hệ thống quản lý hiệu quả làm việc, thực hiện công tác tuyển dụng tập trung tại Trụ sở chính, đảm bảo sự công khai minh bạch trong quá trình tuyển dụng.

Như vậy mục tiêu chiến lược của Tập đoàn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách tạo động lực. Mục tiêu của Tập đoàn là chiêu mộ nhân tài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì các chính sách về lương, thưởng sẽ được điều chỉnh để thu hút nhân tài từ các công ty đối thủ. Và mục tiêu chiến lược của Tập đoàn là đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện có thì các chính sách liên quan sẽ là những chính sách tạo điều kiện cho nguồn nhân lực hiện tại có cơ hội được học tập nâng cao trình độ, tạo điều kiện về thời gian cũng như chi phí để họ có thể có động lực cũng như cơ hội học tập.

- Khả năng tài chính của Tập đoàn

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một trong số những DN lớn nhất của Việt Nam được Nhà nước công nhận và xếp hạng. Thương hiệu viễn thông uy tín và chất lượng đã đồng hành với người dân Việt Nam 20 năm qua, đó là nhân tố quyết định đến vị thế cũng như năng lực tài chính vững mạnh và khả năng phát triển bền vững của Công ty.

Quy mô Tập đoàn, vị thế cũng như năng lực tài chính vững mạnh là một trong những điều kiện quan trọng quyết định đến việc mạnh dạn đầu tư cho công tác tạo động lực. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của DN đạt 720 tỷ, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 2500 tỷ vào năm 2020.

- Quan điểm của lãnh đạo Tập đoàn

Lãnh đạo Tập đoàn luôn đánh giá cao tầm quan trọng của NLĐ và dành sự quan tâm đối với NLĐ. Lãnh đạo luôn có những quyết định về đầu tư cho các chính sách về tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện có.

Ngày 15/09/2018, Lãnh động Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel ra quyết định thành lập khối quản lý nguồn nhân lực theo quyết định số 523/2018/HĐTV. Khối quản lý nguồn lực có trách nhiệm xây dựng hệ thống chính sách đãi ngộ, triển khai chiến lược liên quan đến tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn.

Lãnh đạo của Tập đoàn luôn hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực, duy trì và giữ chân nhân tài nên lãnh đạo luôn quan tâm và chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và tạo động lực cho NLĐ nói riêng. Cụ thể là Tập đoàn đã hoàn thiện hệ thống quản lý hiệu quả công việc tại trụ sở chính và tăng cường cán bộ chất lượng cao làm việc tại trụ sở chính. Việc tuyển chọn được thực hiện công khai và theo đúng quy định. Đồng thời duy trì cải thiện nguồn nhân lực bằng cách cân nhắc và đầu tư đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, đào tạo theo bản đồ học tập mà Tập đoàn lập ra.

2.2.3. Các nhân tố bên ngoài tổ chức

- Hệ thống pháp luật

Pháp luật nhà nước tiêu biểu là Bộ Luật Lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động là cơ sở pháp lý cho Tập đoàn giải quyết tốt các mối quan hệ với NLĐ.

Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel là đơn vị luôn chấp hành tốt quy định của Nhà nước đối với vấn đề lao động. Cụ thể: Việc xây dựng quy chế trả lương và các loại phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của Tập đoàn được căn cứ trên Luật DN số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2009, căn cứ theo Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về tiền lương, căn cứ Thông tư số 13/2003/TT-BLDTBXH ngày 30

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 37 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w