tỉnh Bắc Giang
TT Nội dung
1 Luật Bưu chính số: 49/2010/QH12 của Chính phủ
2
Thông tư số 44/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 của Bộ TT&TT ban hành Định mức xây dựng công trình bưu chính, viễn thông
3
Thông tư số 02/2020/TT-BTTTT ngày 14/02/2020 của Bộ TT&TT quy định danh mục, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, chất lượng, giá cước tối đa dịch vụ viễn thông công ích và mức hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020
4
Thông tư số 17/2019/TT-BTTTT ngày 10/12/2019 của Bộ TT&TT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2012/TT-BTTTT ngày 05/11/2012 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định việc tổ chức và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai
5
Thông tư số 14/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 của Bộ TT&TT quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính
6
Thông tư số 11/2019/TT-BTTTT ngày 22/10/2019 của Bộ TT&TT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 17/2013/TT-BTTTT ngày 02/8/2013 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định về hoạt động của Điểm Bưu điện - Văn hóa xã
7
29/2018/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 V/v quy định một số nội dung về quản lý điểm bưu chính chuyển phát và điểm cung cấp dịch bưu chính chuyển phát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
8 14/2019/QĐ-UBND ngày 15/06/2019 Quyết định về việc Ban hành Quy chế quản lý,
vận hành bưu chính chuyển phát tỉnh Bắc Giang
Nguồn: Sở TT - TT Bắc Giang
Các cơ quan, đơn vị bao gồm: Quản lý thị trường, Bộ TT&TT sẽ phụ trách công tác quản lý thị trường bưu chính nói chung & phát triển thị trường BCCP nói riêng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát trong địa bàn tỉnh. Ủy ban
nhân dân tỉnh giao Sở Thông tin và truyền thông thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát trên địa tỉnh theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Sở thông tin và truyền thong tỉnh tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát như công tác áp dụng gói cước, tổ chức triển khai thực hiện các bưu phẩm, kiểm tra – giám sát công tác quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát tại tỉnh Bắc Giang. Đối với hệ thống văn bản về quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát thì Sở thông tin và truyền thông có nhiệm vụ xây dựng các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện về quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về bưu chính chuyển phát. Trong đó, cục quản lý thị trường có nhiệm vụ quản lý các đơn vị để kiểm tra xem các đơn vị có thực hiện đúng quy định hay không.
UBND tỉnh Bắc Giang đã có Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 14/06/2016 về triển khai Luật bưu chính gửi hàng. Đồng thời đã có nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành về việc tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức thực hiện chính sách quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát với những nội dung cụ thể về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về bưu chính chuyển phát; kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 10/04/2017 của UBND tỉnh Bắc Giang.
Bảng 2. 7. Tổng hợp văn bản quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát tại Bắc Giang Đơn vị tính: Văn bản Nội dung 2018 2019 2020 Năm 2019 so năm 2018 Năm 2020 so năm 2019 Số lượng % Số lượng % Văn bản chỉ đạo 24 32 40 8 33,33 8 25,00 Quy chế phối hợp, hướng
dẫn liên ngành 18 25 35 7 38,88 10 40,00
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Qua thống kê cho thấy, Văn bản chỉ đạo năm 2018 có 24 văn bản, quy chế phối hợp bao gồm 18 quy chế. Sang năm 2018 tăng thêm 8 văn bản chỉ đạo và 7
quy chế. Đến năm 2020 thêm 8 văn bản và 10 quy chế mới cho phát triển thị trường bưu chính chuyển phát. Hệ thống văn bản chỉ đạo, phối hợp triển khai quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát đã được triển khai phù hợp với thực tế, với các đơn vị chuyển phát và đã mang lại hiệu quả tích cực cho vấn đề phát triển thị trường bưu chính chuyển phát trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Sau nhiều năm thực hiện chính sách, pháp luật phát triển thị trường bưu chính chuyển phát Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả khích lệ về phát triển thị trường bưu chính chuyển phát. Đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Tại cuộc thanh tra chuyên đề về chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động bưu chính chuyển phát tháng 7-2020, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã phát hiện nhiều vi phạm cần nhanh chóng khắc phục. Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra, xác minh đối với 4 đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh; 2 đơn vị trực thuộc ủy nhiệm Chi nhánh bưu chính Viettel Bắc Giang; 4 chi nhánh trực thuộc Công ty Cổ phần Giao hàng tiết kiệm, Công ty Cổ phần thương mại và chuyển phát nhanh Nội Bài; Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển phát nhanh Thuận Phong; Công ty Cổ phần chuyển phát nhanh Tân Phát. Lực lượng chức năng đã phát hiện tình trạng chuyển thư chậm so với thời gian quy định chuyển thư nội tỉnh và ngoại tỉnh tại các điểm Bưu điện văn hóa xã Châu Minh (Hiệp Hòa), xã Huyền Sơn (Lục Nam), xã Dĩnh Trì (thành phố Bắc Giang). Tình trạng thùng thư công cộng tại một số điểm Bưu điện văn hóa xã thuộc các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, thành phố Bắc Giang bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn cho thư tín. Tại Bưu điện các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam và thành phố Bắc Giang vẫn còn tình trạng vi phạm về sử dụng dấu ngày, không thể hiện rõ thông tin về ngày gửi, thời gian gửi… Trong đó, Bưu điện tỉnh có 13 trường hợp bưu phẩm vi phạm quy định việc ghi dấu giao nhận không khớp ngày; Chi nhánh Bưu điện Viettel có 14 trường hợp là chi nhánh trực thuộc không sử dụng dấu ngày mà nhận chuyển nhượng theo hợp đồng từ công ty và điều hành qua hệ thống mạng nội bộ… Theo cơ quan chuyên môn, việc gửi nhận thư, bưu phẩm nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến các tổ chức, cá nhân lợi dụng thuê người vận chuyển hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng,
hàng cấm gây khó khăn, phức tạp cho công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Bảng 2. 8. Các đơn vị bưu chính chuyển phát được kiểm tra (2018 – 2020)
ĐVT: Đơn vị
TT Nội dung Năm
2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019 so 2018 Chênh lệch 2020 so 2019 Giá trị % Giá trị % 1 Bưu điện tỉnh Bắc Giang 8 6 4 (2) (25,00) (2) (33,33) 2 Bưu chính Viettel - Bắc Giang 4 3 2 (1) (25,00) (1) (33,33) 3 DHL 2 1 1 (1) (50,00) - 0.00 4 EMS 1 1 2 - 0.00 1 100,00 5 SPT 2 1 1 (1) (50,00) - 0.00 Tổng 17 12 10 (5) (29,41) (2) (16,67) Nguồn: Sở TT-TT Bắc Giang
Bưu phẩm vi phạm quy định hể hiện qua bảng 2.9 như sau: năm 2018 là có 52 bưu phẩm vi phạm, trong đó Bưu điện tỉnh Bắc Giang có 21 bưu phẩm, Bưu chính Viettel - Bắc Giang có 19 và đơn vị DHL là 12 bưu phẩm. Sang năm 2019 giảm 7.69 % tương ứng là 4 bưu phẩm trong đó Bưu điện tỉnh Bắc Giang có 20 bưu phẩm, Bưu chính Viettel - Bắc Giang có 18 bưu phẩm và đơn vị khác là 10 bưu phẩm. Sang năm 2020 giảm 37.22% tương ứng là 9 bưu phẩm. Trong đó Bưu điện tỉnh Bắc Giang có 13 bưu phẩm, Bưu chính Viettel - Bắc Giang có 14 và đơn vị khác là 12 bưu phẩm
Bảng 2. 9. Bưu phẩm vi phạm quy định của các đơn vị chuyển phát của Bắc Giang (2018 – 2020)
TT Nội dung Năm
2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019 so 2018 Chênh lệch 2020 so 2019 Giá trị % Giá trị % 1 Bưu điện tỉnh Bắc 21 20 13 (1) (4,76) (7) (35,00)
Giang 2 Bưu chính Viettel - Bắc Giang 19 18 14 (1) (5,26) (4) (22,22) 3 EMS 2 2 4 - - 2 (100) 4 SPT 5 3 5 (2) (40,00) 2 (66,67) 5 DHL 5 5 3 - - (2) (40,00) Tổng Chuyển phát nhanh 52 48 39 (4) (7,69) (9) (18,75) Nguồn: Sở TT - TT Bắc Giang
Để đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính chuyển phát trên địa bàn tỉnh, chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lợi dụng mạng lưới bưu chính chuyển phát để gửi nhận bưu phẩm có nội dung tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, bưu phẩm có chứa ma túy, vũ khí, chất gây nổ, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường tổ chức tập huấn, tuyên truyền, cung cấp thông tin, kỹ năng nhận diện phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng dịch vụ bưu chính thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cho các doanh nghiệp hoạt động bưu chính. Yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ BCCP hoạt động trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc quy định về đảm bảo an toàn an ninh thông tin của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các nội dung quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác đảm bảo an toàn an ninh trong cung ứng sử dụng dịch vụ bưu chính. Các đơn vị tổ chức dịch vụ bưu chính phải tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn về con người, tài sản cho nhân viên bưu phẩm bưu kiện; trang bị và yêu cầu nhân viên của đơn vị khi làm việc phải mặc đồng phục, đeo bảng tên đầy đủ, đảm bảo thực hiện đúng quy trình giao, nhận bưu phẩm theo quy định, qua đó giúp khách hàng xác định được đúng đơn vị cung ứng dịch vụ. Chủ động phối hợp với cơ quan công an để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ phận liên quan; áp dụng các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu vi
phạm các quy định về sản phẩm hàng hóa không được chấp nhận vận chuyển qua mạng bưu chính thì doanh nghiệp phải báo cáo để Sở Thông tin và Truyền phối hợp, hướng dẫn xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhìn chung qua kiểm tra cho thấy các đơn vị kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát chấp hành tương đối tốt các quy định của Nhà nước như: Đã thực hiện việc niêm yết các quy định về an toàn, an ninh mạng chuyển phát, giá cước, phương tiện cân đo, hoá đơn, phiếu gửi...Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động kinh doanh một vài đơn vị vẫn có những sai phạm như: Hợp đồng lao động với các điểm bưu điện văn hóa xã và việc thu và tính cước đối với các bưu phẩm, bưu kiện chưa đúng theo quy định; các phiếu gửi chưa ghi đầy đủ các thông tin bắt buộc; một số tổ chức, cá nhân thiếu thủ tục hành chính theo quy định; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô không đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhưng vẫn thực hiện dịch vụ chuyển phát…Tuy các tổ chức, cá nhân hoạt động với quy nhỏ, lẻ, doanh thu, sản lượng chiếm thị phần không lớn nhưng cũng gây sức ép cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ chuyển phát. Mặt khác, người sử dụng dịch vụ chưa chấp hành đúng quy định vì vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ khi có thiệt hại, tranh chấp xảy ra.
2.2.3. Thực trạng các công cụ kinh tế, giáo dục trong quản lý phát triển thị trường bưu chính chuyển phát tại Bắc Giang
Để đảm bảo quản lý được thị trường BCCP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. UBND tỉnh đã quản lý theo 2 hình thức, thứ nhất là phương pháp kinh tế và phương pháp hành chính dựa trên giáo dục trong công tác phát triển thị trường bưu chính chuyển phát.
2.2.3.1. Các phương pháp kinh tế
Theo quy định, hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trước khi đi vào hoạt động cần phải có đầy đủ các thủ tục như: Giấy xác nhận thông báo hoạt động kinh doanh dịch vụ BCCP do Bộ TT&TT cấp; Văn bản thông báo hoạt động kinh doanh dịch vụ BCCP với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương. Tuy nhiên, nếu vi phạm các điều kiện quy định
trên thì hiện nay chưa có chế tài xử phạt. Trong quá trình kiểm tra, Đoàn thanh tra phát hiện các chi nhánh, văn phòng đại diện có hoạt động kinh doanh chuyển phát không đăng ký ngành, nghề kinh doanh; không treo biển hiệu... nhưng khi xử lý cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, hướng dẫn.
Một số hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định 142 nhưng mức phạt còn thấp, vì vậy ít có tác dụng răn đe và uốn nắn việc chấp hành đúng các quy định của các doanh nghiệp chuyển phát. Ví dụ như tại điểm c, khoản 1, Điều 6 mức xử phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cung cấp công khai hoặc cung cấp không đầy đủ các thông tin liên quan về dịch vụ đang cung cấp tại bưu cục giao dịch, điểm phục vụ; khoản 1, Điều 9 xử phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi gửi thư trong bưu phẩm, bưu kiện; điểm a, khoản 2 Điều 9 phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo làm thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư, các dịch vụ khác trên mạng bưu chính công cộng bị mất, hư hỏng đến mức không còn rõ nội dung hoặc hết thời hạn sử dụng đến một tháng...
Để việc kinh doanh dịch vụ BCCP phát triển, cạnh tranh lành mạnh, đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, trước hết là điều chỉnh và bổ sung thêm một số chế tài xử phạt phù hợp với thực tế khi có vi phạm xảy ra. Hiện nay, Bộ TT&TT đã nghiên cứu, soạn thảo một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ngành trình Chính phủ sớm ban hành để tạo sự thống nhất, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý từ Trung ương đến địa phương.
Số tiền phạt do bưu phẩm vi phạm quy định hể hiện qua bảng 2.10 như sau: năm 2018 là 62.073.967 đồng, trong đó Bưu điện tỉnh Bắc Giang có 22.365.332 đồng, Bưu chính Viettel - Bắc Giang có 18,352,312 đồng và đơn vị khác là 21.356.323 đồng. Sang năm 2019 giảm 15,92 % tương ứng là (9.880.087 đồng) trong đó Bưu điện tỉnh Bắc Giang có giảm 12,5%, Bưu chính Viettel - Bắc Giang giảm 26,5% và EMS là 0,7%. Sang năm 2020 giảm 23,47% tương ứng là
(2.003.579 đồng). Trong đó Bưu điện tỉnh Bắc Giang giảm 15%, Bưu chính Viettel - Bắc Giang giảm 13,5% và đơn vị khác là 15,8%.