Mức độ hài lòng của nhân viên với mức lương hiện tại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 58)

Qua hình 2.8, ta thấy mức độ hài lòng và rất hài lòng của nhân viên với thu nhập hiện tại tương đối cao. Tỷ lệ hài lòng đạt 48.57%, rất hài lòng đạt 33.72%. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ tỷ lệ nhân viên chưa hài lòng về 17.71% hệ thống lương của công ty. Phần lớn tỷ lệ nhân viên chưa hài lòng thuộc bộ phận kỹ thuật. Do đó, công ty nên tìm cách cải thiện lương để giảm tỷ lệ không hài lòng của nhân viên xuống.

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Hình 2.9: Sự đảm bảo cuộc sống của mức lương hiện tại

33.72% 48.57% 17.71% Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng 6.29% 56.57% 37.14% Không đủ sống Vừa đủ sống

Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố có chi phí đắt đỏ nhất cả nước. Tuy nhiên, mức đánh giá của người lao động về mức thu nhập hiện tại của họ có thể đảm bảo được cuộc sống và có khả năng tích lũy vẫn chiếm được đa số với tỷ lệ lần lượt là 56,57% và 37,14%. Và chỉ có một số ít các bạn trả lời mức thu nhập hiện tại của họ không đủ sống chiếm 6,29%.

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Hình 2.10: Sự công bằng trong cách thức trả lương

Qua phân tích cách tính lương chi trả cho NLĐ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho thấy lương tháng được tính dựa trên chức danh được quy định rõ trong thang bảng lương của Tập đoàn. Như vậy, hình thức trả lương hiện nay đã nhấn mạnh đến tiêu chí đánh giá thực hiện công việc của NLĐ để trả lương cho họ tương xứng, xem xét đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, điều này đã thể hiện qua kết quả khảo sát cho thấy người lao động đánh giá mức công bằng của cách trả lương của người lao động rất cao đạt 62,29%.

b) Tạo động lực bằng tiền thưởng

- Tiền thưởng tính theo kết quả kinh doanh: Hiện Tập đoàn có chế độ thưởng theo doanh thu 06 tháng/lần và thưởng Tết Nguyên đán. Hệ số khen thưởng theo doanh thu của công ty như sau:

62.29% 21.71% 16.00% Công bằng Bình thường Không công bằng

Bảng 2.7: Hệ số khen thưởng theo doanh thu Tập đoàn

STT

Điều kiện Đối tượng

Thưởng theo Doanh thu 06 tháng Thưởng Tết Nguyên đán >25 tỷ >50 tỷ >70 tỷ > 50 tỷ >100 tỷ >150 tỷ 1 Tổng Giám đốc 1 2 3 2 4 6 2 Phó Tổng Giám đốc 0,8 1,7 2,5 1,6 3.4 5 3 Giám đốc chức năng 0,7 1,45 2,2 1,4 3 4,5 4 Trưởng phòng 0,65 1,3 2 1,3 2,6 4 5 Phó trưởng phòng 0,6 1,2 1.8 1,2 2,4 3,6 6 Đội trưởng 0,5 1 1,5 1 2 3 7 Nhân viên 0,3 0,6 1 0,65 1,3 2 8 Khác 0 0,25 0,5 0 0,5 1 (Nguồn: Phòng Tài chính) Mức tiền thưởng = TLBQk * HSTh * HShtnv

HSTh: Hệ số khen thưởng theo doanh thu.

HShtnv: Hệ số xếp loại đánh giá HTNV (Loại A = 1,2; Loại B = 1,1; Loại C= 1; Loại D= 0,8).

TLBQk: Tiền lương bình quân trong kỳ tính thưởng.

* Tiền thưởng khác: Ban lãnh đạo Tập đoàn đã ban hành các quy định về công tác khen thưởng kỷ luật, các chuẩn mực khen thưởng nhằm biểu dương NLĐ, tập thể có thành tích xuất sắc trong công việc, đóng góp quan trọng cho DN. Quỹ khen thưởng của tập đoàn được duy trì cho các mục đích thưởng cuối năm, thưởng định kỳ và thưởng đột xuất cụ thể như sau:

- Thưởng cuối năm:

+ Thưởng các dịp tết dương lịch, tết âm lịch: Toàn bộ CBCNV của Tập đoàn được thưởng cùng tỷ lệ % mức lương thu nhập. Tỷ lệ % phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. 4 năm gần đây công ty đều thưởng 01 tháng lương cho CBCNV.

+ Thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua: Cho các cá nhân có thành tích XS, đóng góp cho công ty. Bao gồm: bằng khen và 1 tháng lương khen thưởng.

+ Thưởng danh hiệu lao động tiên tiến: Cho các cá nhân đạt danh hiệu. Bao gồm: Bằng khen và ½ tháng lương thu nhập. Hội đồng khen thưởngcủa công ty đánh giá và khen thưởng.

- Thưởng thường kỳ: Thưởng những ngày thành lập công ty, 8/3, 30/4& 1/5, Giỗ tổ Hùng vương, 2/9, 20/10. Mức thưởng tùy thuộc từng thời kỳ.

+ Thưởng đột xuất:

- Thưởng sáng kiến: Bất kỳ NLĐ nào có sáng kiến có lợi cho công ty đều được thưởng. Mức thưởng sẽ do giám đốc quyết định dựa trên đánh giá về sáng kiến đó.

- Thưởng khích lệ đột xuất: Là các khoản thưởng phát sinh đột xuất do các giám đốc quyết định dựa trên các thành tích khi làm việc của nhân viên

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Hình 2.11: Mức độ hài lòng của nhân viên với chính sách thưởng

Có thể nhận thấy một tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng của NLĐ về chính sách thưởng là rất cao đạt tỷ lệ 81,71%, tuy nhiên vẫn còn một số lượng không nhỏ 18,29% NLĐ không hài lòng với chính sách thưởng của Tập đoàn. Và nguyên nhân phần lớn đến từ việc có quá ít hình thức thưởng và mức thưởng chưa hợp lý. Có 14,86% NLĐ cho rằng tập đoàn có quá ít hình thức thưởng, 24% NLĐ cho rằng mức thưởng hiện tại chưa hợp lý. Như vậy, nếu mức thưởng không hợp lý và hình thức thưởng chưa đa dạng thì không thể tạo động lực làm việc cho NLĐ một cách trọn vẹn. Điều này có thể lý giải vì sao vẫn còn 18,29% NLĐ không hài lòng với chính sách thưởng của công ty.

29.71%

52.00%

18.29% Rất hài lòng

Hài lòng Không hài lòng

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Hình 2.12: Sự đánh giá của NLĐ về hình thức thưởng

c) Tạo động lực bằng chính sách phúc lợi

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là một DN luôn chú trọng đến chính sách phúc lợi cho NLĐ. Ngoài các phúc lợi bắt buộc theo quy định của Nhà nước, công ty cũng cung cấp thêm nhiều các phúc lợi khác cho NLĐ như:

- Tập đoàn xét đóng bảo hiểm nhân thọ 1 năm 1 lần đối với các nhân viên chính thức có thâm niên làm việc tại công ty từ 1 năm trở lên.

- Tổ chức các hoạt động tập thể cho NLĐ như: văn hóa văn nghệ, giải đá bóng, giải cầu lông… Hàng tháng, công ty cũng tổ chức chương trình gặp mặt tháng để chúc mừng sinh nhật những nhân viên có sinh nhật trong tháng đó. Những hoạt động này được nhân viên hưởng ứng rất nhiệt tình.

- Hàng năm, công ty cũng tổ chức cho nhân viên đi tham quan, nghỉ mát cho NLĐ, du lịch nước ngoài ít nhất một lần một năm.

- Những ngày lễ, tết công ty cũng luôn quan tâm: Tết nguyên đán, quốc tế lao động, 2/9... Tặng quà cho con em nhân viên ngày 1/6, tặng quà 8/3 cho các nhân viên nữ. Công ty cũng thăm hỏi động viên những khi nhân viên của công ty ốm đau, hiếu, hỉ, sinh con…

14.86% 24.00% 61.14% Có quá ít hình thức khưởng Mức thưởng chưa hợp lý Rất đa dạng, hợp lý

Để đánh giá xem chính sách phúc lợi có tạo được động lực cho NLĐ hay không, tác giả tiến hành khảo sát và có được kết quả sau:

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Hình 2.13: Chế độ phúc lợi có tác động thúc đẩy động lực NLĐ

Như vậy, các chính sách phúc lợi tại công ty đã và đang có hiệu quả khi mà có đến 82,86% tỷ lệ nhân viên tại Tập đoàn cho rằng chính sách phúc lợi tạo động lực làm việc cho họ. Chỉ có 17,14% cho rằng chính sách phúc lợi chưa tạo được động lực cho họ. Con số này tuy không lớn nhưng cũng không phải nhỏ, ban lãnh đạo công ty cũng nên quan tâm cải thiện hơn nữa chính sách phúc lợi.

c) Tạo động lực bằng cổ phiếu

Theo “Quy chế chương trình phát hành cổ phần bán cho cán bộ nhân viên” của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, nhằm mục đích tạo động lực làm việc, tạo sự gắn bó của nhân viên với công ty và thu hút nhân tài, tập đoàn đã phát hành quyền mua cổ phần cho nhân viên của mình với giá ưu đãi (phụ lục 03).

2.3.3.2. Tạo động lực thông qua các công cụ phi tài chính

a) Tạo động lực thông qua phân công công việc công bằng, rõ ràng

Thực hiện xây dựng được một bản mô tả công việc cũng như bản tiêu chuẩn ĐGTHCV được Ban Tổ chức - Nhân lực của tập đoàn đảm nhận.

82.86% 17.14%

Bảng 2.8. Ví dụ về bản mô tả công việc đối với giám đốc kinh doanh

Tên công việc Giám đốc kinh doanh

Đơn vị Bộ phận kinh doanh

Báo cáo cho Tổng giám đốc

Trách nhiệm

Quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty

1. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, điều hành, triển khai và thực hiện các HĐKD của công ty; phát triển các mối quan hệ với đối tác trong nước và nước ngoài, các mối quan hệ với các Telco và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn

2. Lập báo cáo về những nghiên cứu, đánh giá, đề xuất về dịch vụ mới, hướng kinh doanh mới cũng như những hướng hợp tác mới với Telco, các đối tác trong và ngoài nước, báo cáo tình hình kinh doanh định kỳ và đột xuất theo yêu cầu Lãnh đạo công ty.

3. Xây dựng, triển khai và kiểm soát các chính sách, quy trình, thủ tục cho các HĐKDvà phát triển kinh doanh. 4. Phân tích biến động và xu hướng thị trường, phản hồi của khách hàng, tổng hợp thông tin về đối thủ cạnh tranh tư vấn cho Ban lãnh đạo để xây dựng định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty

5. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, kế toán thực hiện các hợp đồng kinh doanh, công tác chăm sóc sau bán hàng và thu hồi công nợ.

6. Quản lý nhân sự và đánh giá nhân sự khối kinh doanh theo đúng quy định của công ty.

7. Đào tạo và phát triển nhân sự kế cận, tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm cho nhân sự khối kinh doanh thường xuyên theo tháng hoặc quý.

8. Thực hiện nhiệm vụ về đấu thầu (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều kiện làm việc

1. Làm việc tại công ty

2. Được cung cấp các trang thiết bị làm việc (máy tính, sổ sách, giấy, bút, ...)

Bảng 2.9. Ví dụ về bản tiêu chuẩn ĐGTHCV của giám đốc kinh doanh

1. Đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh ở Công ty 2. Đảm bảo việc duy trì và phát triển các khách hàng mới, đối tác mới trong và ngoài nước

3. Đảm bảo nghiên cứu, đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh mới, dịch vụ mới.

4. Nghiêm túc xây dựng, triển khai và kiểm soát các chính sách, quy trình, thủ tục cho các hoạt động kinh doanh và phát triển kinh doanh.

5. Đảm bảo việc đào tạo và phát triển đội ngũ kinh doanh kế cận cho công ty. 6. Đảm bảo việc quản lý và đánh giá nhân sự khối kinh doanh của công ty một cách công bằng, khách quan và chính xác

7. Lập báo cáo cho Tổng giám đốc về HĐKD theo nhiệm vụ được giao theo định kỳ cà các trường hợp đột xuất một cách trung thực, rõ ràng.

Nguồn: Ban Tổ chức - Nhân lực, Tập đoàn Viettel

Các vị trí công việc của công ty đã có bản mô tả chi tiết, đầy đủ cho từng vị trí, chức danh. Tuy nhiên, vì công việc của các bộ phận tại tập đoàn có nhiều sự thay đổi liên tục do đó bản mô tả công việc chưa thực sự theo sát. Có nhiều bản mô tả công việc đã lỗi thời hoặc tương đối sơ sài, chung chung. Phần lớn vị trí công việc tại công ty là lập trình viên, một lĩnh vực có tính chất thay đổi liên tục, do đó công ty nên đầu tư thêm vào công tác phân tích công việc từ đó xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn ĐGTHCV theo sát được với sự thay đổi của công việc.

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Hình 2.14: Đánh giá mức độ hợp lý của tiêu chuẩn ĐGTHCV

31.43% 21.71% 46.86% Hợp lý Bình thường Không hợp lý

Vì việc xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn ĐGTHCV còn chưa được đầu tư đúng mực nên có tới 46,86% tỷ lệ NLĐ cho rằng các tiêu chuẩn ĐGTHCV không hợp lý, chỉ có 31,43% cho rằng tiêu chuẩn ĐGTHCV là hợp lý, còn lại 21,71% cho rằng bình thường.

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Hình 2.15: Mức độ hài lòng của nhân viên với công tác ĐGTHCV

Do công tác ĐGTHCV tại công ty chưa được chú trọng và đầu tư nên 57,14% nhân viên không hài lòng với công tác này. Chỉ có 21,72% là hài lòng và 21,14% rất hài lòng. Tập đoàn có một chính sách tuyển dụng tương đối hợp lý, do đó ngay từ đầu, các vị trí công việc đã được bố trí tương đối phù hợp với NLĐ. Việc bố trí nhân sự tại tập đoàn được thể hiện qua hình sau:

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Hình 2.16: Đánh giá sự phù hợp của công việc

21.14% 21.72% 57.14% Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng 78.86% 15.43% 5.71% Phù hợp Chưa thực sự phù hợp Không phù hợp

Theo số liệu hình 2.16, cho thấy 78,86% nhân viên Tập đoàn thấy vị trí công việc hiện tại phù hợp với họ vì thực chất họ được làm công việc phù hợp với chuyên môn ngành nghề của họ, chỉ có 15,43% nhân viên cảm thấy chưa thực sự phù hợp với công việc hiện tại chủ yếu là bộ phận hành chính và bộ phận bán hàng, chăm sóc khách hàng, còn lại 5,71% là không phù hợp. Công việc tại Tập đoàn là những công việc có sự thay đổi liên tục và đòi hỏi NLĐ phải liên tục học hỏi tích lũy kinh nghiệm. Công ty nên xem xét để giảm tỷ lệ nhân viên không phù hợp xuống mức thấp hơn để có thể phát huy được hết sở trường của họ, tạo điều kiện cho họ phát triển.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, phân công công việc trong tập đoàn đã và đang đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những điểm chưa hoàn thiện mà các nhà lãnh đạo cần điều chỉnh, tìm ra các biện pháp để bố trí công việc đúng người dúng việc. Có như vậy mới làm NLĐ hăng say làm việc và gắn bó hơn với công ty. NLĐ cũng sẽ có cơ hội thử thách và chinh phục, từ đó tạo ra động lực làm việc và NLD có tinh thần ngày càng tốt hơn.

b) Tạo động lực thông qua đào tạo và thăng tiến

Công ty tiếp tục tập trung đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý các kỹ năng lãnh đạo quản lý theo khung năng lực quản lý lãnh đạo của công ty, năng lực chung, năng lực chuyên môn. Ban tổ chức nhân sự tập đoàn và các chuyên viên nhân sự toàn hệ thống tiến hành triển khai dự án Coaching đánh giá năng lực lãnh đạo toàn hệ thống đợt 2.

Trung tâm nguồn nhân lực tập đoàn đã xây dựng một số nội dung chính trongkế hoạch xây dựng lộ trình đào tào khung năng lực quản lý lãnh đạo, đã hoàn thành kế hoạch và trao đổi đối tác đào tào cho 2 chương trình thực hiện giao và đánh giá thực hiện công việc.

Công ty chú trọng đào tạo kỷ luật công việc, kỹ năng mềm, nghi thức ngoại giao cho lãnh đạo, quản lý thông qua việc tổ chức đào tạo một số kỹ

năng mềm; về tổ chức hội họp, về ERP và quản lý dự án, về kỷ luật công việc và nghi thức ngoại giao. Hoàn thành đào tạo giảng viên nội bội (TOT) khóa 1 cho 19 lãnh đạo quản lý; hoàn thiện chương trình đào tạo hội nhập E-learning.

Các lao động tại Tập đoàn đều là những người có trình độ tương đối cao, đội ngũ trẻ nhiều nhiệt huyết, năng động, do đó nhu cầu học tập nâng cao trình độ là rất nhiều. Phương châm của Tập đoàn là “Tài sản hữu hình chỉ là phương tiện, con người mới là vốn quỹ nhất của công ty” do đó công ty rất đầu tư cho các chương trình đào tạo.

Bảng 2.10: Nhu cầu và kinh phí đào tạo cho NLĐ tại Tập đoàn 2018–2020

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại tập đoàn viễn thông quân đội viettel (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)