Kết quả đổi mới tổ chức hoạt động khuyếnnông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 92)

Nội dung phỏng vấn người Số Tỷ lệ

1. Số cán bộ khuyến nông được phỏng vấn: 20 100

2. Đánh giá của cán bộ KN về hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông mới

- Nâng cao trách nhiệm trong công tác. 18 90

- Nâng cao trình độ, kinh nghiệm của mỗi thành viên. - Tăng cường chia sẻ, hỗ trợ giữa các cán bộ KN

16 17

80 85

- Đạt hiệu quả cao hơn so với trước đây. 17 85

Nguồn: Số liệu điều tra cán bộ khuyến nông (2017) Việc tổ chức lại hoạt động khuyến nông theo tổ đã giúp hình thành các nhóm chuyên môn nghiệp vụ khuyến nông theo từng lĩnh vực đã giúp cán bộ

khuyến nông ý thức được việc phải nâng cao kiến thức chuyên môn của mình, thông qua tổ các cá nhân sẽ thường xuyên trao đổi, học hỏi lẫn nhau đó sẽ là yếu tố giúp hoạt động khuyến nông có hiệu quả và năng lực chuyên môn của cán bộ sẽ ngày càng được nâng cao. Hoạt động theo tổ sẽ giúp cán bộ và nhân dân dễ dàng tiếp cận được với nhau để trao đổi thông tin hơn qua gặp mặt, điện thoại.

Thông qua việc bám sát các nội dung nhiệm vụ theo chuyên môn các tổ sẽ dần hình thành các nhóm tư vấn dịch vụ khuyến nông để hỗ trợ người sản xuất được tốt hơn.

Xây dựng quy chế hoạt động của các tổ khuyến nông hoạt động chuyên môn định kỳ hàng tháng, hoạt động theo tổ chuyên môn giúp các thành viên thường xuyên được trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, hình thành nhóm tư vấn kỹ thuật khuyến nông để từng bước đa dạng các hình thức hoạt động khuyến nông và đưa hoạt động khuyến nông đi vào chiều sâu hơn nữa.

4.1.3.4. Xã hội hóa công tác khuyến nông

a. Thực trạng công tác xã hội hóa

Việc tăng cường sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào hoạt động khuyến nông nhằm tăng cường nguồn lực vào thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông, nâng cao vai trò và ảnh hưởng của hoạt động khuyến nông, phát huy sức mạnh tổng hợp để tham gia vào công tác khuyến nông.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện bao gồm:

- Các cơ quan, đơn vị trong Ngành nông nghiệp và PTNT: Trạm Khuyến nông; Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trạm Chăn nuôi - Thú y.

- Các đơn vị hợp tác hoạt động: các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty giống cây trồng Thái Bình, công ty giống Bắc Ninh, Quảng Ninh...

- Các tổ chức quần chúng: Hội nông dân; Đoàn thanh niên; Hội làm vườn; Hội phụ nữ; Hội cựu chiến binh...;

- Ở cơ sở: HTX dịch vụ nông nghiệp, các tổ chức quần chúng, Câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích... đã tiếp nhận và vận động nông dân tham gia hoạt động khuyến nông (dự tập huấn, đào tạo nghề, tham gia xây dựng mô hình và trực tiếp nhân rộng mô hình...).

b.Những kết quả đạt được

Các hoạt động hợp tác khuyến nông thông qua các chương trình, dự án, mô hình trình diễn, mô hình khảo nghiệm, các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. XHH hoạt động khuyến nông đã thu hút các nguồn lực để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng về khoa học, kỹ thuật cho người nông dân, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp. Nội dung hợp tác bao gồm các hoạt động sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)