Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 63)

3.2.3.1. Phân tích SWOT

hoạt động khuyến nông tại địa bàn huyện Thuận Thành cũng như các cơ hội và thách thức mà hoạt động khuyến nông có thể gặp phải. Tất cả những thông tin không chỉ về bộ máy hoạt động, nguồn nhân lực, kinh phí hoạt động… của trạm khuyến nông là cần thiết, mà cả những thông tin về điều kiện sản xuất nông nghiệp của huyện, đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ nông dân cũng như định hướng và chủ trương phát triển nông nghiệp của huyện… cũng phải được xem xét.

3.2.3.2. Thống kê mô tả

Đề tài sử dụng phương pháp này để phản ánh các chỉ tiêu về kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông được thực hiện trên địa bàn huyện Thuận Thành (số lớp tập huấn cho nông dân, số lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở, số mô hình và điểm mô hình trình diễn, số lần thamquan, hội thảo...), tính toán các chỉ tiêu về tỉ lệ phần trăm (tỷ lệ số người áp dụng kiến thức từ khuyến nông vào sản xuất...), số bình quân (năng suất bình quân/ha, thu nhập bình quân/ha...).

Từ những chỉ tiêu này giúp đề tài tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện hoạt động khuyến nông cũng như những tác động của hoạt động khuyến nông đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

3.2.3.3. Thống kê so sánh

Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng trong đề tài nhằm so sánh kết quả và hiệu quả triển khai các hoạt động khuyến nông, các giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông qua ba năm 2014 - 2016. Trên cơ sở đó để đánh giá những thành tựu đạt được và hạn chế trong từng hoạt động khuyến nông.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)