PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ĐÀ NẴNG.

Một phần của tài liệu Những quan ngại và dè dặt trong triển khai các hoạt động tín dụng công cộng hiện nay doc (Trang 27 - 44)

Á CHÂU ĐÀ NẴNG.

1. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay.

Cho vay tiêu dùng là thể loại vay với hình thức bảo đảm là tiền lương hay thu nhập hàng tháng của người lao động nên thời hạn vay có ảnh hưởng gián tiếp đến việc chi trả món nợ vay. Tuỳ thu nhập hàng tháng của người lao động cao hay thấp mà họ quyết định thời hạn vay dài hay ngắn nhằm đảm bảo được sau khi trích thu nhập để trả

số tiền gốc và lãi mỗi tháng, người lao động vẫn còn lại được một khoản tiền đủ để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế thời hạn vay là vấn đề được cả hai phía: người đi vay và ngân hàng quan tâm. Đối với tín dụng tiêu dùng, ngân hàng Á Châu đã qui định thời hạn vay bao gồm cả ngắn hạn và trung hạn. Nhưng trên thực tế đại đa số các món vay là trung hạn (từ 12 đến 36 tháng), chỉ có một vài khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn ngắn (12 tháng) do đó số lượng món vay ngắn hạn xem như là không đáng kể. Vì vậy khi phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay của từng món vay thì ta phân tích theo 2 khoảng thời gian vay chủ yếu đó là từ 12 tháng trở lên đến 24 tháng và từ 24 tháng đến 36 tháng.

Qua bảng 3 cho thấy doanh số cho vay ở thời hạn từ 25 đến 36 tháng chiếm một tỷ lệ rất cao, đến hơn 70% còn lại là vay ở thời hạn từ 13 đến 24 tháng. Năm 2001, doanh số cho vay từ 13 đến 24 tháng đạt được là 3623 triệu đồng chiếm 26,4% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và tỷ trọng này giảm đi trong năm 2002 chỉ còn 15,1% với doanh số là 2404 triệu đồng. Các khoản vay có thời hạn trên 24 tháng đến 36 tháng thì lại tăng lên về tỷ trọng trong tổng qui mô cho vay sau 2 năm, nếu năm 2001 nó chiếm 73,6% thì năm 2002 tăng lên đến 84,9% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Trong năm 2002, sự gia tăng của doanh số cho vay chủ yếu nằm trong các khoản vay ở thời hạn từ 25 đến 36 tháng, tăng 3412 triệu đồng (tức 33,78%) và doanh số cho vay đạt được 13514 triệu đồng. Các khoản vay với thời hạn 13 đến 24 tháng giảm xuống, thấp hơn 1219 triệu đồng so với năm 2001 (giảm 33,65%) và doanh số cho vay chỉ còn 2404 triệu đồng. Năm 2002 có xu hướng chuyển đổi thời hạn vay từ 13 đến 24 tháng sang 25- 36 tháng, vì thế nên tỷ trọng về doanh số cho vay trên 25 đến 36 tháng tăng

lên (từ 73,6% trong năm 2001 tăng 84,9% trong năm 2002), còn từ 13 đến 24 tháng lại giảm xuống (26,4% năm 2001 giảm còn 15,1% trong năm 2002). Hiện tại với thu nhập thường xuyên hàng tháng của CBCNV chỉ ở mức trung bình, cộng thêm tâm lý muốn vay món tiền lớn nên họ thường có xu hướng chọn vay với thời hạn dài hơn để chủ động trong việc chi trả và hơn nữa vẫn đảm bảo được cuộc sống. Một lý do nữa để giải thích cho sự chuyển hướng này là nếu như những khoản tín dụng với các mục đích khác nhau như kinh doanh, vay đầu tư... thì món vay càng dài hạn sẽ phải chịu lãi suất càng cao vì nó chứa đựng trong nó rủi ro tiềm ẩn lớn, nhưng đối với vay tiêu dùng thì món vay của bạn có ngắn hay dài hạn cũng chịu một mức lãi suất bằng nhau như hiện nay là 0,85% tháng. Chính vì thế mà những người đi vay mà chủ yếu là những người vay có tài sản thế chấp đã chuyển dần sang vay với thời hạn dài hơn, để số tiền trả mỗi tháng là phù hợp với họ, trong khi lãi suất lại không thay đổi và khi có điều kiện họ vẫn có thể trả trước hạn để tắt toán hợp đồng sớm hơn thời hạn đã thoả thuận. Khách hàng có xu hướng vay với thời hạn dài để không phải ràng buộc bởi thời gian trả nợ, từ đó họ linh động hơn cho chi tiêu tài chính của mình. Bên cạnh đó các cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng sẽ hướng khách hàng của mình đến thời hạn vay tối đa là 36 tháng, vừa đảm bảo khả năng trả nợ, hạn chế tối đa trường hợp không trả được nợ trong hạn từ đó phải gia hạn nợ.

Trong năm qua, doanh số thu nợ cũng tăng nhanh với tốc độ tăng 49,59% tương đương 3977 triệu đồng; nguyên nhân là do các khoản thu nợ ở thời hạn vay từ 25-36 tháng tăng. Năm 2001 doanh số thu nợ là 5566 triệu đồng chiếm 69,4% trong tổng doanh số thu nợ tiêu dùng đến cuối năm 2002 con số này tăng cả về quy mô lẫn tỷ

trọng là 8914 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,3% với tốc độ tăng khá cao (60,15%) doanh số thu nợ thời hạn vay 25-36 tháng góp phần đáng kể vào việc nâng cao tổng doanh số cho vay. Trong cơ cấu cho vay tiêu dùng tại ngân hàng cho vay từ 25-36 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất do đó tỷ trọng thu nợ của nó cũng cao là điều dễ hiểu. Năm 2002 thu nợ cả hai khoảng thời gian vay từ 12-24 tháng và từ 25-36 tháng đều tăng thể hiện công tác thu hồi nợ tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Cho vay tiêu dùng là hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro do người vay thất nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến thu nhập giảm từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Nắm bắt những khó khăn hạn chế này, ngân hàng luôn đề cao trách nhiệm thẩm định, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và bản thân người vay ngay từ đầu, nên ít nhiều đã giúp ích cho ngân hàng trong việc thu nợ sau này.

Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay đối với các món vay 13-24 tháng ngày càng giảm trong khi doanh số cho vay từ 25-36 tháng lại tăng lên. Vì thế nên tỷ trọng dư nợ bình quân của các năm theo thời hạn vay cũng thay đổi theo tỷ lệ tương ứng. Cụ thể, dư nợ bình quân trong năm 2002 trong thời hạn 13-24 tháng chiếm 14,9% nhưng năm 2001 thì chiếm 19,5%. Trong khi dư nợ bình quân của 25-36 tháng chiếm 85,1% cao hơn năm 2001 chiếm 80,5%. Nhưng về số tuyệt đối thì dư nợ của cả hai thời hạn vay đều tăng, chứng tỏ trong năm qua ngân hàng đã chú trọng trong việc mở rộng cho vay. Dư nợ bình quân ở thời hạn vay 12-24 tháng tăng 39 triệu đồng (2,97%) so với năm 2002, còn ở thời hạn vay 25-36 tháng tăng 24,46% (ứng với 2299triệu đồng). Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do trong năm 2002 việc mở rộng thêm doanh số cho vay cho ngân hàng tiếp tục gia tăng nên số dư nợ mới gia tăng. Chủ yếu vay từ 25 đến 36

tháng tăng 24,46% trước hết là vì đây là những món vay có giá trị lớn, thời hạn trên 1- 3 năm nên số dư nợ tài khoản tiền vay của khách hàng từ năm 2001 chuyển sang vẫn còn ở mức cao và hầu như chưa có món vay nào được tất toán. Cộng thêm với khách hàng có xu hướng vay với thời hạn dài nên số dư nợ mới của mới của món vay 36 tháng lại tăng lên, từ đó dẫn đến dư nợ bình quân tăng hơn so với năm 2001.

Đóng góp không nhỏ vào sự gia tăng doanh số thu nợ trong năm qua, nợ quá hạn đã giảm xuống rõ rệt ở các thời hạn vay. Trong năm 2001, vay với thời hạn 13-24 tháng nợ quá hạn là 69 triệu đồng chiếm 73,7% trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng nhưng nó được giảm mạnh trong năm 2002 còn 20 triệu đồng chiếm 58,8%. Đồng thời ở thời hạn 25-36 tháng cũng giảm từ 24 triệu đồng năm 2001 xuống 14 triệu đồng trong năm tiếp theo. Đạt được kết quả trên là vào sự cố gắng nổ lực cũng như kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng thu nợ từ những năm trước rút ra được để thực hiện cho việc thu nợ trong các lần sau.

Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là do một phần các cán bộ công nhân viên ỉ lại vào người bảo lãnh nên muốn kéo dài thời hạn trả nợ, một phần là do trong năm vừa qua thành phố giải toả làm đường nên gây cản trở cho việc sản xuất kinh doanh của một số khách hàng có vay tại ngân hàng, làm cho thu của những người này thấp hơn so với dự tính, do đó họ trả nợ không đúng thời hạn theo quy định đã ký kết trong hợp đồng. Như vậy qua việc phân tích cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay đã đặt ra cho ngân hàng định hướng nâng thời hạn vay cho mỗi món vay cho với nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời đủ khả năng để thu hồi nợ và đưa ra những biện pháp phù hợp để thu hồi nợ cho đến khi không còn nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng.

2. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng theo mức vốn vay.

Tuỳ thuộc vào nhu cầu chi tiêu và khả năng tài chính của khách hàng ü dùng để tài trợ cho mục đích tiêu dùng đó mà nhu cầu vốn vay của họ ở mức cao hay thấp. Thông thường xu hướng thay đổi về quy mô khoản vốn vay phản ánh được trạng thái của nền kinh tế tại thời điểm đó.

Hiện nay ngân hàng chỉ quy định mức cho vay tối đa và tối thiểu của mỗi món vay tiêu dùng, tuỳ thuộc vào nhu cầu cụ thể của khách hàng mà họ có thể vay ở những mức khác nhau, nhưng xét về đa số thì có 3 mức vốn vay được nhiều người vay nhất: mức 5 triệu đồng, đến 15 triệu đồng, đến 30 triệu đồng. Ta thấy có xu hướng chỉ đổi về nhu cầu vay ở từng mức vốn vay; số khách hàng có nhu cầu ở mức thấp ngày càng giảm, và ngược lại nhu cầu vay ở mức vốn vay cao lại tăng dần từ năm 2000 sang 2001.

Nếu như năm 2001, tổng doanh số cho vay ở mức 5 triệu đồng là 3212 triệu đồng chiếm 23,4% trong tổng doanh số cho vay thì sang năm 2002 tỷ lệ này giảm xuống còn 15,3% với doanh số 2436 triệu đồng. Tổng vốn cho vay ở mức 5 triệu đồng giảm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Ngược lại, ở mức cho vay 15 và 30 triệu đồng thì lại tăng cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, trong đó mức vay 15 triệu đồng tăng từ 6066 triệu đồng lên 7290 triệu đồng với tốc độ 20,18%, mức vay 30 triệu đồng tăng từ 4447 triệu đồng với tỷ trọng 32,4% lên 6192 triệu đồng với tỷ trọng 38,9%. Doanh số cho vay có sự biến động như thế là do khách hàng ngày càng muốn được vay một số tiền lớn, nhu cầu về những món vay có giá trị nhỏ ngày càng giảm. Kinh tế càng phát triển, mức sống cũng được cải thiện nâng lên ngày càng cao vì thế mức độ thoả mãn những

đòi hỏi về đời sống từ đó cũng tăng lên. Ví dụ như thay vì họ vay một số tiền nhỏ để mua sắm những vật dụng thông thường, thì bây giờ họ sẽ vay những món tiền lớn hơn để sắm những vật dụng đắt tiền hơn, có giá trị cao hơn. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển đã làm cho người lao động có nhiều hy vọng hơn vào tiền lương hay thu nhập của mình được trả trong tương lai nên tâm lý của họ sẵn sàng vay để chi tiêu, trang trải cho cuộc sống hiện tại. Và nếu như hồ sơ thủ tục là giống nhau, thì họ sẽ không có lý do gì để không muốn vay số tiền tối đa cho phép. Chính vì vậy doanh số của các mức vay cao có xu hướng tăng. Đối với những nhu cầu chi tiêu trong gia đình của CBCNV tương đối lớn như mua xe, sữa nhà... thì mức vay 15 triệu đồng, còn đối với các cá nhân vay bằng thế chấp do có kinh doanh nên thu nhập cao hơn, vì vậy họ có khả năng trả nợ lớn hơn các CBCNV nên mức vay của họ trên 15 triệu đồng , đây là những mức vay tương đối phù hợp. Vì cùng một số lượng khách hàng đến giao dịch xin vay, nếu nâng mức cho vay lên cao, ngân hàng sẽ tăng được doanh số cho vay. Trong trường hợp này, thì điều đó đồng nghĩa với việc doanh thu thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ tăng lên đáng kể, trong khi số lượng khách hàng giao dịch không tăng, như thế sẽ tiết kiệm được chi phí trong quá trình giao dịch, bao gồm các chi phí về giấy tờ, hồ sơ... Vì trên thực tế những món vay có giá trị nhỏ thì tiền lãi thu mỗi tháng rất thấp nhưng cũng phải tốn một chi phí về thời gian, nhân công, chi phí in ấn bằng với việc thu lãi của những món vay có giá trị lớn, trong khi ở trường hợp này số tiền lãi thu được chắc chắn sẽ cao hơn. Chính vì thế trong tương lai khi mà nền kinh ngày càng tăng trưởng, chế độ tiền lương của các CBCNV được nâng lên cao

hơn cũng như thu nhập của những hộ sản xuất kinh doanh cao hơn, ngân hàng cần phải định hướng nâng mức cho vay lên cao hơn.

Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay ở các mức vốn có hướng tăng dần ở các mức vốn cao. Và doanh số thu nợ của các mức vốn này cũng thay đổi theo xu hướng trên. Doanh số thu nợ của mức 5 triệu tăng 239 triệu đồng với tốc độ 7,32% , trong năm 2001 doanh số ở các mức vay này là 3264 triệu đồng chiếm 40,7% so với tổng doanh số thu nợ vay tiêu dùng, và tỉ trọng giảm xuống còn 29,2% trong năm 2002 tương ứng với 3503 triệu đồng, nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ trọng này là do trong năm 2002 việc mở rộng thêm doanh số cho vay ở mức 5 triệu đồng của ngân hàng bị hạn chế. Tuy nhiên về số tuyệt đối thì doanh số thu nợ ở mức vay này vẫn tăng, đây là điều đáng mừng. Nhưng cũng trong năm này thì ở các mức 15, 30 triệu thì doanh số cho vay đều tăng nên doanh số thu nợ cũng tăng cao là điều dễ hiểu. Năm 2001, doanh số thu nợ ở mức 15 triệu là 3088 triệu đồng (38,5%) tăng lên 2827triệu đồng với tốc độ tăng là 91,55% và đạt 5915 triệu đồng vào năm 2002. Còn ở mức 30 triệu cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn 54,62% tương đương với 911 triệu đồng. Điều này càng thể hiện sự đóng góp không nhỏ của các cán bộ tín dụng cũng như ban lãnh đạo sát sao theo dõi, đôn đốc thu nợ theo từng tháng trong năm.

Trong khi đó, kết quả mức dư nợ bình quân được phân theo quy mô món vay cho thấy trong mối quan hệ này có sự tỷ lệ giữa dư nợ bình quân và quy mô vốn vay. Trong năm 2001 thì dư nợ bình quân của mức cho vay 5 triệu là 1365 triệu đồng chiếm 20,3%, còn ở mức 15 triệu là 1368 triệu đồng chiếm 34,9%, ở mức cho vay cao nhất là 3192 triệu đồng thì cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 44,8% . Vì các món vay ở mức 5 triệu

thông thường vay với thời hạn ngắn, có thể tất toán hợp đồng trước hạn, trong thời gian dưới 1 năm nên số dư nợ của nó thường nhỏ, kéo theo dư nợ bình quân thấp so với tổng dư nợ. Với nhưng hợp đồng vay vốn có số dư nợ lớn, thường là những món vay có thời hạn dài nên số dư nợ của nó kéo dài từ năm này sang năm khác, trên 2 đến 3 năm, cộng thêm với những món nợ mới được phát vay trong tháng làm dư nợ từng tháng tăng cao, từ đó dư nợ bình quân cũng tăng lên. Trong năm 2002, tổng dư nợ tương đối khá về số tuyệt đối là 2338 triệu đồng tương ứng với 37,77%; do trong năm qua có một số hợp đồng đã được tất toán, nhất là những dư nợ từ những năm trước chuyển sang của những hợp đồng vay ở mức 5 triệu. Doanh số thu nợ tăng cộng với

Một phần của tài liệu Những quan ngại và dè dặt trong triển khai các hoạt động tín dụng công cộng hiện nay doc (Trang 27 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)