Yếu tố tác động đến công tác quản lýkiến trúc cảnh quan khu phố cổ

Một phần của tài liệu Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng. (Trang 95 - 98)

9. Cấu trúc luận án

2.5. Yếu tố tác động đến công tác quản lýkiến trúc cảnh quan khu phố cổ

Nội

2.5.1. Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng

Nhu cầu về không gian sinh hoạt cộng đồng luôn là thiết yếu trong đời sống của con người.

Trên thế giới, các không gian sinh hoạt cộng đồng luôn được các nhà quản lý, KTS nghiên cứu một các kỹ lưỡng để đưa ra các giải pháp hợp lý nhất nhằm tạo ra các không gian sinh động, đa dạng và hấp dẫn. Tại các thành phố ở châu Âu những không gian này thường là các không gian mở trước các

Ở Việt Nam, sinh hoạt cộng đồng vốn có nguồn gốc từ làng xã. Thời phong kiến, đó là Đình, Chùa, cổng làng, cây Đa bến nước, thì thời Bao cấp lại thêm sân kho hợp tác và ngày nay lại có thêm các nhà văn hoá. Các không gian này cũng được đặc biệt chú ý tại các thành phố ở Việt Nam.

Hà Nội có các công viên, vườn hoa, quảng trường trước nhà hát lớn, trước Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh,... Đặc biệt là các không gian xung quanh những hồ nước, bên cạnh khu phố cổ là Hồ Gươm và vùng phụ cận Một địa điểm lý tưởng cho các sinh hoạt cộng đồng gắn kết xã hội của người dân Thủ đô và cả nước.

Vai trò của các sinh hoạt cộng đồng rất quan trọng. Một không gian công cộng mà thiếu con người, nói cách khác là không có các hoạt động của con người thì đó là một thất bại trong việc tổ chức không gian, cũng như trong việc khai thác sử dụng các không gian đó. (Hình 2.8)

cho các không gian công cộng đó trở nên vắng lạnh, thiếu sức sống. Ngược lại, nếu các sinh hoạt cộng đồng được tổ chức bài bản, thì sẽ làm tăng giá trị của các không gian công cộng đó. Đành rằng các không gian công cộng là khu vực hiệu quả nhất trong việc tạo nên các giao tiếp xã hội – thứ không thể thiếu của cuộc sống, thúc đẩy mối quan hệ giữa con người với nhau và ảnh hưởng lên các hành vi xã hội của con người. Nhưng nếu như các không gian công cộng đó không được tổ chức các lễ hội, giao lưu, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật với sự TGCĐ thì các không gian đó cũng trở nên vô nghĩa.

Việc khai thác các sinh hoạt cộng đồng tại các không gian công cộng làm tăng giá trị cuộc sống của con người và làm cho các không gian đó thêm sống động và ý nghĩa – tạo nên giá trị của nơi chốn.

Ví dụ: Các hoạt động trượt băng nghệ thuật trước Quảng trường Toà thị chính Paris, liên hoan film tại thành phố Cannes, lễ hội ánh sáng ở Lyon, lễ hội hoá trang Venice, hoa Anh Đào ở Tokyo, Chợ đêm ở Đà Lạt, ở KPC Hà Nội,... làm tăng giá trị của các không gian công cộng. (Hình 2.9,2.10)

KPC Hà Nội chưa khai thác hiệu quả sự TGCĐ để làm bật lên giá trị đặc trưng của KPC Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng. (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(190 trang)
w