Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ gnss để thành lập bản đồ lâm nghiệp tại xã nam quan, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn năm 2018 (Trang 60 - 65)

Hình 4 .6 Nhập số liệu bằng phần mềm famis

Hình 4.18 Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh

4.2.2.8. Kiểm tra kết quả đo

Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chon những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật.

4.2.3. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu

Sau khi xem xét các tài liệu đạt chuẩn trong quy phạm bản đồ và luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình, chúng tôi đóng gói và giao nộp tài liệu:

- Các loại sổ đo - Các loại bảng biểu - Biên bản kiểm tra

- Biên bản bàn giao kết quả đo đạc thực địa.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Bản đồ lâm nghiệp của xã Nam Quan năm 1995 đến nay đã có nhiều thay đổi, không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của xã nên Công ty cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc được sự phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ lâm nghiệp cho toàn xã Nam Quan.

Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc đã và đang hoàn thành sản phẩm khối lượng các hạng mục công việc của công trình so với hợp đồng.

- Tổng số tờ bản đồ địa chính của toàn xã: 213 tờ tỉ lệ 1:1000.

- Đã thành lập được một mảnh bản đồ lâm nghiệp 1:5000 thuộc xã Nam Quan huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn ,số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt thực tập là tờ 02 trong số 213 tờ bản đồ, tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStationSE, FAMIS đã đạt kết quả tốt.

5.2. Kiến nghị

- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Famis và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới.

- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Famis để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác.

- Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành.

- Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các câp, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

[2] Bản đồ lâm nghiệp http//:http://www.timtailieu.vn/tai-lieu/quan-ly-va-su- dung-ban-do-lam-nghiep-22110/

[3]Công văn số 2574/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28/6/2016 của Tổng cục Quản lý đất đai về thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2017/NQ-QH13 ngày 27/11/2017 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

[4] Công văn 1246/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 12/7/2016 của Tổng Cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn Đề cương chi tiết xây dựng Đề án tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh.

[5] (Dự thảo Thiết kế kỹ thuật - Dự toán xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp GCNQSD đất, cho các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường được đăng tải trên trang Web: http://tnmtlangson.gov.vn)

[6] Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên) Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Giáo trình bản đồ địa chính. (2006) Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

[7] Luật đất đai 2013 ngày 29/11/2013

[8] Quy phạm Thành lập Bản đồ lâm nghiệp năm 2008. Bộ TN & MT.

[9] Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

[10] Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

[11] TT25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT.

[12] Tổng cục lâm nghiệp, Hướng dẫn sử dụng máy GNSS điện tử.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ gnss để thành lập bản đồ lâm nghiệp tại xã nam quan, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn năm 2018 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)