4.1.1.2 Thuỷ văn, nguồn nước
- Nước mặt: Trên địa bàn xã có mạng lưới sông ngòi nhỏ dày đặc chảy
qua, cung cấp nguồn nước tưới cho cánh đồng trong khu vực, ngoài ra còn có một số kênh mương dẫn nước đảm bảo lượng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
-Nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã có độ sâu 7 - 8 m, chất
lượng khá tốt. Hiện tại các hộ gia đình trong xã đã khai thác nguồn nước ngầm để sinh hoạt bằng biện pháp khoan giếng hoặc đào giếng khơi lấy nước.
4.1.1.3 Khí hậu, thổ nhưỡng
Nằm trong khí hậu của Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến.
- Nhiệt độ trung bình năm: 17- 220 C.
- Lượng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời. - Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ.
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200 – 1600mm. - Độ ẩm tương đối trung bình năm từ 80 – 85%.
Hướng gió và tốc độ vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình đạt từ 0,8 – 2m/s song phân hóa không đều.
4.1.1.4 Địa hình địa mạo
Địa hình xã nhìn chung không đồng nhất, cao thấp xen kẽ nhau và độ chênh cao tương đối lớn, điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc điều tiết nước tưới và hình thành các vùng thâm canh, giao thông, thủy lợi.
Địa hình chủ yếu theo kiểu thung lũng, nơi cao nhất có cao độ 415m, nơi thấp nhất có cao độ 55m.
Địa chất nhìn chung không đồng nhất, tại các vùng đồi núi dưới lớp đất phủ bề mặt từ 0,5 – 3m hầu hết là đá sét kết non. Tại các vùng đồng ruộng có địa tầng như sau: lớp đất màu 0,5 – 1,5m, lớp đất sét 1 – 2m.
4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
4.1.2.1 Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 6.145,98 ha trong đó: + Đất nông nghiệp: 4.162,85 ha chiếm 67,73%.
+ Đất phi nông nghiệp: 211,83 ha chiếm 3,45%. + Đất chưa sử dụng: 1.771,30 ha chiếm 28,82%.
Với địa thế như vậy đem lại cho xã Nam Quan nhiều ưu thế về phát triển kinh tế, du lịch, các loại hình dịch vụ…
Với vị trí địa lý của xã như trên, xã Nam Quan có điều kiện thuận lợi trong phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường và công nghệ kỹ thuật tiên tiến để phát triển kinh tế với tốc độ cao trên cơ sở khai thác thế mạnh du lịch, dịch vụ và đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
4.1.2.2 Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của xã hiện có 3.700,89 ha, chiếm 60,22% diện tích tự nhiên, bao gồm rừng tự nhiên sản xuất có 358,06 ha, rừng trồng sản xuất có 2.800,66 ha, đất trồng rừng sản xuất là 39,55 ha, đất có rừng trồng phòng hộ là 40,66 ha, còn lại 462,00 ha là đất trồng rừng phòng hộ.
4.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
4.1.3.1. Điều kiện kinh tế
- Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2017 đạt khoảng 6,54 triệu đồng. Lương thực bình quân đầu người đạt 423kg/người/năm.
* Về sử dụng đất nông nghiệp
- Theo kết quả kiểm kê đất năm 2017, hiện nay diện tích đất nông nghiệp của xã có 4.162,85 ha, chiếm 67,73% tổng quỹ đất đai của xã. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 460,89 ha chiếm 11,07% đất nông nghiệp trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm 431,61 ha (gồm 175,04 ha đất lúa, 230,00 ha đất cỏ dùng vào chăn nuôi, 26,57 ha đất trồng cây hàng năm khác); đất cây lâu năm 29,28ha; đất lâm nghiệp có 3.700,89 ha (tăng 492,83 ha so với giữ năm 2016) và 1,07 ha đất nuôi trồng thủy sản (giảm 0,07 ha so với năm 2016).
- Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 371 ha. Để nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp của xã, ngoài việc nâng năng suất của các loại cây trồng, cần chú ý nâng cao hệ số sử dụng đất.
* Về tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản
Từ năm 2017 đến nay, Đảng ủy và UBND xã Nam Quan đã chỉ đạo HTX nông nghiệp tập trung thực hiện chuyên đề "Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp", chú trọng công tác khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Nên sản xuất nông nghiệp của xã đã có bước phát triển mới và đạt được những kết quả nhất định trong chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Dưới đây là tình hình phát triển của từng ngành cụ thể trong nông nghiệp.
a) Ngành trồng trọt:
Theo báo cáo của HTX nông nghiệp Nam Quan, diện tích, năng suất sản lượng một số cây trồng chính của xã năm 2017 như sau:
Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Nam Quan - năm 2017
STT Loại cây trồng Năm 2017 D.tích (ha) N.suất (tạ/ha) S.lượng (tấn) A Cây hàng năm 1 Cây lương thực 357,95 1.1 Lúa 220,32
+ Lúa chiêm xuân 70,82 49 347
+ Lúa mùa, hè thu 149,5 28 418
1.2 Ngô 45,57
+ Ngô xuân 45,57 54 246
+ Ngô mùa 2 Cây thực phẩm
+ Rau, đậu các loại
3 Củ quả 46,08
+ Khoai, sắn 40,5
+ Khoai tây 5,58 80 44,6
4 Cây công nghiệp NN 45,98
+ Củ đậu
+ Dưa hấu 9,19 100 91,9
+ Thuốc lá 36,79 14 51,5
Nguồn: BC KTXH Nam Quan - 2017
Qua bảng trên cho thấy hiện tại sản xuất cây lương thực có hạt chiếm vai trò chủ đạo trong ngành trồng trọt, diện tích cây lương thực có hạt chiếm 71,67% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã; sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 1011 tấn; bình quân lương thực có hạt trên đầu người đạt 423 kg/người/năm, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn xã.
Ngoài sản xuất cây lương thực có hạt và một số cây trồng truyền thống khác như khoai lang, sắn..., trong những năm qua Nam Quan đã chú ý đến phát triển một số cây trồng có giá trị hàng hóa cao như: cây khoai tây (5,58 ha), dưa hấu (9,19 ha), thuốc lá (36,79 ha).
Nhìn chung năng suất các loại cây trồng năm 2017 có tăng so với năm 2016, song so với điều kiện sản xuất của xã (đất đai, thủy lợi, trình độ thâm canh của các hộ gia đình...), hiện nay năng suất của nhiều loại cây trồng mới chỉ đạt khoảng 70 - 75%; đặc biệt là năng suất ngô, khoai lang, lạc và rau các loại.
b) Sản xuất lâm nghiệp:
Đã tập trung chỉ đạo các ngành tăng cường công tác quản lý và phát triển các vườn đồi theo quy định. Kịp thời giải quyết những ý kiến, kiến nghị của nhân dân về sử dụng giao đất, xây dựng đề án, quy ước bảo vệ đến từng hộ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho những hộ trồng rừng có nhu cầu chuyển đổi những diện tích trồng rừng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao cũng như xây dựng các trang trại chăn nuôi theo đúng trình tự của pháp luật quy định.
Hiện nay trên địa bàn xã Nam Quan có 3.198,27 ha rừng sản xuất, các cây trồng chủ yếu là Thông và Bạch Đàn. Diện tích rừng hiện có được duy trì đồng thời hỗ trợ trồng rừng sản xuất được 60.000 cây kịp thời vụ, trồng rừng thay thế nương rẫy được 107 ha tại 3 thôn bản hiện nay cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Duy trì diện tích cây ăn quả hiện có.
c) Nuôi trồng thủy sản:
- Nuôi trồng thuỷ sản: Tổng diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1,07 ha chủ yếu là các ao hồ nhỏ của các hộ dân, năng suất 02 tấn/ha.
Trong những năm qua thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, UBND xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số hộ gia đình
chuyển một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở khu vực úng trũng sang nuôi trồng thủy sản; song quy mô diện tích còn nhỏ.
Thực hiện kế hoạch của huyện về trợ cước giá cá giống xã được hỗ trợ 3 vạn con.
Với thực trạng phát triển thủy sản như trên, năm 2017 sản lượng 8 tấn, giá trị đạt khoảng 120 triệu đồng.
d) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
- Nghị quyết 26/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong những năm qua Đảng ủy và UBND xã Nam Quan đã có nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, nên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã trong 5 năm qua đã có bước phát triển tương đối khá, tỷ lệ giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng dần hàng năm, góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của xã có hướng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Các ngành nghề chủ yếu trên địa bàn xã là khai thác mỏ, khai thác điện, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến gỗ.
e). Thương mại và dịch vụ
Trong giai đoạn từ 2015 đến nay thương mại dịch vụ trên địa bàn xã chưa được đầu tư phát triển. Qua địa bàn xã có tuyến đường tỉnh lộ 248 điều đó sẽ thu hút các nhà doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn xã.
4.1.3.2. Điều kiện xã hội
a). Dân số
Theo thống kê, năm 2017 xã Nam Quan có 2.386 người (533 hộ); trong đó chủ yếu là người kinh có một số là người dân tộc Dao, dân tộc Thổ và dân tộc Mường. Dân cư phân bổ trên 12 thôn sinh sống rải rác trên địa bàn xã. Cụ thể dân số của xã phân bố ở các thôn như sau:
Bảng 4.2: Dân số, dân tộc xã Nam Quan có đến năm 2017 TT Tên thôn Tổng số khẩu Tổng số hộ H. nghèo
Toàn xã 2386 533 316 1 Thôn Nà Pá 306 64 36 2 Thôn Thồng Lốc 288 63 32 3 Thôn Nà Sả 305 72 40 4 Thôn Bản Tó 190 45 13 5 Thôn Nà Tủng 206 48 20 6 Thôn Khòn Mùm 277 62 29 7 Thôn Phai Mạt 102 22 18 8 Thôn Cốc Sâu 177 39 36 9 Thôn Nà To 112 24 21 10 Thôn Nà Bẻ 114 27 20 11 Thôn Pác Cáp 185 38 35 12 Thôn Nà Thay 125 29 16
Nguồn: Thống kê xã Nam Quan - 2017 b). Lao động
Năm 2017 tổng số lao động của xã Nam Quan có 1.600 lao động, chiếm 67,06% dân số chung của xã. Trong đó lao động nông nghiệp có 1.560 lao động, chiếm 97,5% tổng số lao động của xã.
Nhìn chung, tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng dần qua các năm; đây là xu hướng tích cực trong chuyển đổi cơ cấu lao động của xã trong thời gian vừa qua và những năm tiếp theo để giảm tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp của xã xuống dưới 25% (đạt tiêu chí nông thôn mới về chỉ tiêu này).
Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động của Nam Quan hiện nay còn lớn. Bình quân có tới 4 lao động/ha đất sản xuất nông nghiệp, dư thừa lao động trong nông nghiệp; tuy nhiên nhìn chung trình độ lao động
nông thôn ở Nam Quan hiện còn thấp; theo báo cáo của xã hiện tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của xã mới chỉ đạt 3,13%, còn quá thấp so với tiêu chí nông thôn mới là 20%).
Ta có thể thấy tỷ lệ lao động tham gia vào lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn xã tương đối thấp, cũng do một phần kinh tế còn đang gặp khó khăn, nhưng với điều kiện xã nằm trên trục đường tỉnh lộ từ trung tâm thị trấn Lộc Bình, lại gần với trung tâm huyện tạo tiền đề rất tốt cho phát triển thương mại dịch vụ sau này.
c). Mức sống dân cư
Từ năm 2015 đến nay, với những kết quả đạt được về tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển của từng ngành kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nam Quan như trình bày ở phần trên, đã làm cho thu nhập và mức sống của người dân trên địa bàn xã ngày càng được cải thiện.
- Giá trị sản xuất bình quân trên đầu người năm 2017 của xã đạt 6,54 triệu/đồng/người.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, năm 2017 toàn xã có 316 hộ nghèo, chiếm 59,5% số hộ của xã cao hơn so với tiêu chí nông thôn mới là 56,5% (chỉ tiêu hộ nghèo đạt tiêu chí nông thôn mới là 3,0%).
- Bình quân lương thực có hạt sản xuất năm 2017 đạt 423 kg/người, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn xã.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 81% (đạt tiêu chí nông thôn mớí) và 44,46% số hộ có giếng nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt (chưa đạt tiêu chí nông thôn mới).
- Tỷ lệ nhà kiên cố (hai tầng, mái bằng) 8 nhà chiếm 1,51%, nhà bán kiên cố (nhà cấp 4) 148 nhà chiếm 27,98%, nhà tạm 373 nhà chiếm 70,51%, cơ bản chưa đạt tiêu chí nông thôn mới.
d). Thực trạng về giáo dục, đào tạo
Thực hiện Nghị quyết TW 2 khoá VIII, NQ/TW 5 khoá IX. Đảng uỷ đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục theo
quan điểm xã hội hoá giáo dục, 5 năm qua các trường đều hoàn thành tốt chương trình giáo dục, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên có đủ trình độ đáp ứng với yêu cầu giảng dạy của nhà trường trong tình hình mới, các phong trào thi đua, phong trào thực hiện các cuộc vận động của ngành trong các nhà trường luôn được duy trì đạt kết quả tốt, việc biên chế, tổ chức cán bộ, giáo viên luôn được đảm bảo tính ổn định. Công tác đoàn - Đội - Công đoàn - Hội cha mẹ học sinh thường xuyên được kiện toàn củng cố đi vào hoạt động có nề nếp và chất lượng. Duy trì và tổ chức phát động các mô hình, các cuộc vận động xây dựng quỹ khuyến học từ xã xuống thôn, tới các dòng họ và gia đình....Từ đó kết quả học tập giảng dạy năm sau đều cao hơn năm trước, hàng năm số học sinh chuyển cấp đạt 65%, học sinh lên lớp đạt 87%.
Trong 5 năm qua xã đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng dạy và học của các nhà trường. Do đó hàng năm các trường cơ bản hoàn thành chương trình, kế hoạch năm học, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của các nhà trường cũng từng bước được tăng cường, xây dựng kiên cố đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học của các nhà trường. Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn xã có 3 điểm trường mầm non với tổng diện tích khuôn viên 1654,4m2 (trung bình 14,26m2/hs), bao gổm 1 điểm trường chính và 2 điểm phân trường; trường tiểu học có tổng diện tích khuôn viên là 4752,5m2 (trung bình 19,88m2/hs), bao gồm 1 điểm trường chính và 6 điểm phân trường; 1 trường trung học cơ sở, diện tích khuôn viên 5.805m2 (trung bình 30,06m2/hs).
d). Thực trạng về y tế
Đội ngũ cán bộ, nhân viên của trạm y tế luôn được quan tâm, kiện toàn đầy đủ, ý thức trách nhiệm phục vụ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Hàng năm trạm y tế thực hiện tốt chức năng chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho nhân dân, công tác dân số KHHGĐ được quan tâm, hệ thống cộng tác viên được tổ chức ổn định từ xã xuống tới các thôn và đi vào hoạt động đều đặn. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền phòng bệnh trong nhân dân. Do vậy 5 năm qua không để xảy ra dịch bệnh nào trên địa bàn và những điều