Xác định các cơ chế kiến trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 27 - 30)

HƢỚNG MÔ HÌNH 3.1 Phân tích kiến trúc hệ thống

3.1.2. Xác định các cơ chế kiến trúc

Xác định cơ chế kiến trúc là sự quyết định về các chuẩn thực hiện chung và các chính sách chung được sử dụng trong suốt quá trình phát triển phần mềm; làm giảm sự phức tạp trong quá trình phân tích, thiết kế, thực thi. Cơ chế kiến trúc giúp cho các thành viên tham gia đội phát triển phần mềm sử dụng thống nhất các khái niệm, các cơ chế để thực hiện các thao tác. Cơ chế kiến trúc cung cấp các ứng xử cụ

thể cho một lớp hoặc thành phần liên quan đến nghiệp vụ; hoặc tương ứng với sự thực thi tương đồng giữa các lớp và/ hoặc các thành phần. Các cơ chế kiến trúc có thể được thực thi như một khung dựng sẵn (Framework).

Các cơ chế kiến trúc bao gồm:

 Cơ chế phân tích: là cơ chế kiến trúc ở mức khái niệm.

 Cơ chế thiết kế: là cơ chế ở mức cụ thể hơn của cơ chế phân tích. Trong cơ chế này, một số các chi tiết của môi trường thực thi được giả định, nhưng không ràng buộc bởi một sự thực thi cụ thể như cơ chế thực thi (ví dụ: giả định môi trường là RDBMS hoặc OODBMS).

 Cơ chế thực thi: là cơ chế xác định chính xác việc thực thi cơ chế thiết kế. Cơ chế thực thi phụ thuộc vào một nền công nghệ cụ thể, ngôn ngữ cài đặt, nhà cung cấp hoặc một số nhân tố khác (ví dụ: nền công nghệ cụ thể là .NET hoặc J2EE).

Ví dụ một số cơ chế kiến trúc:

 Cơ chế bền vững (Persistence): là cơ chế cho cơ sở dữ liệu, bao gồm các đặc tả sau:

- Độ mịn: phạm vi kích thước của các đối tượng bền vững. - Dung lượng: số các đối tượng tuân thủ tính bền vững.

- Thời gian có hiệu lực: thời gian mà các đối tượng tuân thủ tính bền vững.

- Cơ chế truy cập: một hoặc nhiều đối tượng duy nhất đưa ra được xác định và được lấy như thế nào.

- Tần suất truy cập (ví dụ: cho việc tạo/ xoá, sửa, đọc): các đối tượng ít thay đổi hay được thay đổi và cập nhật thường xuyên.

- Tính tin cậy: các đối tượng có thể tồn tại trong quá trình xử lý, bộ xử lý hay toàn bộ hệ thống.

 Cơ chế thừa kế (Legacy): là cơ chế cho việc truy cập tới một hệ thống thừa kế, bao gồm các đặc tả sau:

- Khả năng mở rộng. - Thời gian hiệu lực. - Cơ chế truy cập. - Tần suất truy cập.

 Cơ chế bảo mật (Security): là cơ chế việc cho các trường hợp sử dụng, bao gồm các đặc tả sau:

- Độ mịn dữ liệu: mức gói, mức lớp, mức thuộc tính.

- Độ mịn thông tin người sử dụng: người sử dụng, các vai trò (role) hoặc các nhóm.

- Các quy tắc bảo mật: dựa trên các giá trị dữ liệu, trên các thuật toán căn cứ trên dữ liệu và trên các thuật toán căn cứ trên dữ liệu và người sử dụng

- Các quyền: đọc, ghi, tạo mới, xoá, thực thi một số thao tác khác.  Cơ chế phân phối (Distribution): cơ chế cho các lớp điều khiển, bao gồm các

đặc tả sau:

- Khả năng mở rộng (Latency). - Sự đồng bộ.

- Kích thước của thông điệp. - Giao thức (Protocol).

Ví dụ: Hình 3.3 trình bày một ví dụ về mối liên hệ giữa các cơ chế kiến trúc: từ cơ chế phân tích qua cơ chế thiết kế và đến cơ chế thực thi.

Hình 3.3. Ví dụ về mối liên hệ giữa các cơ chế kiến trúc

Dựa trên đặc điểm của các cơ chế phân tích, thiết kế và thực thi người ta có thể đưa ra các mẫu phân tích thiết kế nhằm đưa ra giải pháp chung cho các vấn đề chung trong phát triển phần mềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)