KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 83 - 85)

Luận văn này trình bày các kết quả nghiên cứu về kiến trúc hướng mô hình (MDA), phương pháp tiếp cận theo MDA trong việc phát triển các hệ thống phần mềm và minh họa việc áp dụng phương pháp này để phát triển các phần mềm ứng dụng trong thực tế.

Dưới đây là một số kết quả luận văn đã đạt được, các hạn chế của luận văn, một số đánh giá về lợi ích của việc phát triển phần mềm theo MDA và định hướng nghiên cứu phát triển để áp dụng MDA:

Một số kết quả đã đạt được của luận văn

 Giới thiệu tổng quan về MDA:

- Các mô hình củaMDA:

Mô hình độc lập với thao tác tính toán (CIM), Mô hình độc lập với nền công nghệ (PIM), Mô hình theo nền công nghệ cụ thể (PSM). - Cách thức chuyển đổi giữa các mô hình trong MDA

 Cập nhật phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng theo MDA:

- Đưa ra cách tổ chức các phần tử mô hình hóa trong việc phát triển một hệ thống phần mềm (kiến trúc hệ thống).

- Trình bày các cơ chế kiến trúc: phân tích, thiết kế, thực thi.

- Đưa ra các mô hình trường hợp sử dụng, mô hình phân tích hệ thống, mô hình thiết kế hệ thống và mô hình dữ liệu theo MDA. - Đưa ra các luật chuyển đổi giữa các mô hình

 Minh họa phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng tiếp cận

theo MDA thông qua ví dụ một trường hợp sử dụng “Quản lý Hợp đồng vay” của hệ thống “Quản lý tín dụng trong ngân hàng”.

Các hạn chế của luận văn

Trong khuôn khổ của một luận văn luận văn tốt nghiệp và do hạn chế về thời gian nên kết quả nghiên cứu còn một số các hạn chế như sau:

- Chưa đưa ra được chi tiết các mẫu chuyển đổi của MDA cho các nền công nghệ khác (ngoài .NET),

Đánh giá lợi ích của việc phát triển phần mềm theo MDA

Việc phát triển phần mềm theo MDA hướng đến ba mục đích chính là: tính linh hoạt, khả năng xuyên chức năng và khả năng tái sử dụng, cho phép tạo ra khả năng thích nghi với việc phát triển ứng dụng doanh nghiệp.

 Tính linh hoạt: cho phép cùng một kết quả phân tích thiết kế hệ thống được thực thi trên nhiều nền công nghệ khác nhau hoặc trên một nền công nghệ mới.

 Khả năng xuyên chức năng: dùng để tạo ra các hệ thống có thể tích

hợp và liên hệ một cách dễ dàng với các hệ thống khác; hơn nữa, các hệ thống đó có thể sử dụng được những ứng dụng nguồn khác nhau.

 Khả năng tái sử dụng: cho phép sử dụng một cách có kế thừa một

số mẫu định nghĩa trong rất nhiều ứng dụng khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau.

Định hướng nghiên cứu phát triển

Trong thời gian tới, tôi mong muốn sẽ tiếp tục việc nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận theo MDA để xây dựng các quy trình phát triển phần mềm cụ thể, trước hết phục vụ cho các dự án vừa và nhỏ và tiến tới giải quyết nhiều ứng dụng phức tạp hơn nhằm mục đích phục vụ cho ngành công nghiệp phần mềm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến trúc hướng mô hình trong công nghệ phần mềm (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)