Hình trên mô tả tương đối chi tiết sơ đồ lớp các hồ sơ mô tả thiết bị (lớp Profile). Các thành phần trong sơ đồ này bao gồm:
(1)Giao diện Profile
Giao diện Profile đóng gói toàn bộ mô tả CC/PP. Phương thức
Profile.getDescription() trả về đối tượng ProfileDescription mô tả về bộ từ vựng
mà Profile dựa trên đó. Một lớp thực thi giao diện Profile cũng cung cấp các
phương thức truy xuất đến các đối tượng Thành phần (Component) và Thuộc tính
(Attribute) định nghĩa trong Profile.
Giao diện Component đóng gói các thông tin về Component. Phương thức
Component.getDescription() trả về đối tượng ComponentDescription. Phương thức
Component.getName() trả về tên của thành phần được đưa ra trong các thuộc tính
rdf:ID hoặc rdf:about trong RDF. Đối tượng Component có thể được truy xuất sử
dụng phương thức Profile.getComponent(String), với tham số truyền vào là loại
Component. Chúng ta cũng có thể sử dụng phương thức Profile.getComponents()
được cung cấp bởi giao diện Profile, phương thức này sẽ trả về tất cả các Component được định nghĩa trong Profile.
(3)Giao diện Attribute
Giao diện Attribute đóng gói các thông tin về các thuộc tính của mô tả. Phương thức Attribute.getDescription() trả về đối tượng AttributeDescription. Phương thức
Attribute.getName() trả về tên của thuộc tính. Phương thức Attribute.getValue() trả
về giá trị thuộc tính. Đối tượng Atribute có thể được truy xuất sử dụng phương thức
Component.getAttribute(String) với tên của thuộc tính làm tham số. Chúng ta cũng
có thể truy xuất đến đối tượng Attribute thông qua giao diện Component, với phương thức Component.getAttributes(), phương thức này sẽ trả về tất cả các thuộc tính được định nghĩa bên trong Component. Đối tượng Attribute cũng có thể được truy xuất thông qua giao diện Profile, với phương thức Profile.getAttribute(String) và Profile.getAttributes().
4.3. Công nghệ và môi trƣờng xây dựng mô hình thực nghiệm
4.3.1. J2EE
Java 2 Platform, Enterprise Edition (Nền tảng Java, phiên bản 2 - bản dành cho kinh doanh là công nghệ của Sun Microsystems) hay Java EE (gọi tắt là J2EE) là một nền lập trình dành cho việc phát triển ứng dụng phân tán kiến trúc đa tầng, chủ yếu dựa vào các thành phần môđun chạy trên các máy chủ ứng dụng. Java EE còn được xem như là một ngôn ngữ hay một tiêu chuẩn vì để có thể công bố là sản phẩm của họ tương thích với Java EE, các nhà cung cấp phải tuân thủ một số yêu cầu đã đặt ra, mặc dù chúng không phải là các tiêu chuẩn của ISO (International Organization for Standardization) hay của Hiệp hội nhà sản xuất máy tính châu Âu (European Computer Manufacturers Association - gọi tắt là ECMA).
Java EE bao gồm một số đặc tả kĩ thuật API, như: JDBC (Công nghệ kết nối với cơ sở dữ liệu); RMI (triệu gọi phương thức từ xa); thư điện tử (e-mail); JMS (Java Message Service - Dịch vụ thông điệp của Java); Dịch vụ Web (Web
services); XML… và đồng thời nó còn định nghĩa cấu trúc kết nối giữa những kỹ thuật này với nhau. J2EE còn bao gồm một số đặc tả cho các thành phần của nó. Những thành phần này bao gồm Enterprise JavaBean, servlet, portlet, JSP và một số các kĩ thuật về web service. Điều này cho phép nhà phát triển tạo ra một chương trình ứng dụng mức doanh nghiệp (enterprise application) không những có thể sử dụng trên các nền tảng khác nhau, mà còn có thể đáp ứng những quy mô lớn hơn và tích hợp với những công nghệ kế thừa từ trước đây. Máy chủ Java có thể quản lý các giao dịch (transactions), nhiệm vụ bảo mật (security), tính qui mô hóa hay còn gọi là khả năng đáp ứng yêu cầu (scalability), sự tương tranh (concurrency) và quản lý các thành phần đã được triển khai trong môi trường của nó. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển có thể tập trung vào các lôgic thương mại của các thành phần mà không phải quan tâm đến cơ sở hạ tầng và các nhiệm vụ tích hợp khác.
4.3.2. Eclipse
Eclipse là phần mềm miễn phí, được các nhà phát triển sử dụng để xây dựng những ứng dụng J2EE, sử dụng Eclipse nhà phát triển có thể tích hợp với nhiều công cụ hỗ trợ khác để có được một bộ công cụ hoàn chỉnh mà không cần dùng đến phần mềm riêng nào khác. Eclipse SDK bao gồm 3 phần chính: Platform, Java Development Toolkit (JDT), Plug-in Development Environment (PDE). Với JDT, Eclipse được xem như là một môi trường hỗ trợ phát triển Java mạnh mẽ. PDE hỗ trợ việc mở rộng Eclipse, tích hợp các Plug-in vào Eclipse Platform. Eclipse Platform là nền tảng của toàn bộ phần mềm Eclipse, mục đích của nó là cung cấp những dịch vụ cần thiết cho việc tích hợp những bộ công cụ phát triển phần mềm dưới dạng Plug-in. Bản thân JDT cũng có thể được coi như một Plug-in làm cho Eclipse như là một Java IDE (Integrated Development Enviroment).
4.3.3. JADE
JADE là một phần mềm lớp giữa (middleware) phục vụ cho việc phát triển các hệ thống đa tác tử. JADE cung cấp các phương tiện sau:
Môi trường thực thi (Runtime environment) là nơi mà cung cấp các dịch vụ cho quá trình sống của tác tử.Và nó phải được kích hoạt trước bất cứ agent nào.
Thư viện các lớp phục vụ cho các lập trình viên phát triển các tác tử. Các công cụ đồ họa cho phép quản trị và giám sát các hoạt động của các
4.4. Kết quả thực nghiệm
4.4.1. Hệ thống chuyển mã ảnh
Trong mô hình thực nghiệm, chúng tôi xây dựng hệ thống APS với hai tác tử xử lý dữ liệu. Tác tử chuyển mã ảnh và tác tử chuyển mã HTML sang WML. Trong hình 4.7, chúng ta thấy một bức ảnh có độ phân giải rất lớn, được hiển thị trên trình duyệt web. Để hiển thị được những bức ảnh với độ phân giải lớn như vậy trên các thiết bị di dộng, chúng ta cần có giải thuật để thay đổi kích thước hoặc cắt nội dung ảnh.