Hình 4.9 minh họa việc truy cập một website không hỗ trợ các thiết bị di động. Khi các thiết bị di động truy cập website trực tiếp, trình duyệt trên di động báo lỗi không thể hiển thị được. Khi truy cập thông qua APS, APS sử dụng tác tử chuyển mã HTML sang WML. Nội dung trả về cho thiết bị di động sẽ là tài liệu WML và được hiển thị tốt trên trình duyệt của thiết bị di động.
4.5. Đánh giá kết quả
Với việc áp dụng mô hình đề xuất và các công nghệ hiện có, hệ thống thực nghiệm đã được xây dựng và có được một số kết quả bước đầu. Xây dựng được Agent Proxy Server phục vụ các kết nối HTTP, xử lý thông tin về khả năng thiết bị được gửi từ thiết bị, thực hiện chuyển mã ảnh, chuyển mã HTML sang WML. Những kết quả bước đầu này đã chứng minh tính khả thi của mô hình đề xuất.
Tuy nhiên, hệ thống thực nghiệm mới chỉ mang tính minh họa, chưa thực hiện được ứng mang tính ứng dụng cao. Hệ thống chuyển mã HTML sang WML hiện chưa chuyển các định dạng văn bản về bảng mã chuẩn phù hợp cho thiết bị.
KẾT LUẬN
Luận văn đã nghiên cứu khá đầy đủ các cơ sở lý thuyết về bài toán xử lý dữ liệu tầng trung gian phục vụ cho mục đích tùy biến nội dung mạng theo yêu cầu và khả năng thiết bị máy khách, nhằm nâng cao hiệu quả cho các ứng dụng trực tuyến của nhiều thiết bị khác nhau. Từ đó luận văn đề xuất được mô hình Hệ thống Agent Proxy Server (Máy chủ Proxy sử dụng tác tử), để giải quyết bài toán đã đặt ra.
1. Kết quả đạt đƣợc
Trong thời gian thực hiện luận văn, chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện được những công việc sau:
Tìm hiểu về kiến trúc phần mềm, các mô hình proxy đã và đang được nghiên cứu.
Tìm hiểu về công nghệ tác tử và vai trò của nó.
Đề xuất mô hình Agent Proxy Server đô ̣ng hỗ trợ tùy biến nô ̣i dung trả về từ máy chủ nhằm đưa ra các kết quả phù hợp với khả năng và “sở thích” của các loại thiết bị khác nhau. Mô hình đã đạt được tiêu chí:
o Trong suốt với người dùng: người dùng không cần phải đăng ký hay thao tác trực tiếp với Proxy Server, mà chỉ gửi các yêu cầu dịch vụ một cách bình thường.
o Có tính ứng dụng cao: vì mô hình có thể áp dụng cho nhiều loại yêu cầu dịch vụ, nhiều kiểu dữ liệu cần xử lý, và nhiều loại giao thức mạng khác nhau.
o Có tính linh hoạt cao, khả năng nâng cấp và mở rộng hệ thống đơn giản nhờ được thiết kế dựa trên mô hình Tác tử di động.
Xây dựng, cài đặt hệ thống thử nghiệm cho mô hình đề xuất , góp phần xây dựng kho tác tử xử lý cho các loa ̣i thiết bi ̣ khác nhau , các yêu cầu xử lý khác nhau bao gồm : Chuyển mã ảnh, chuyển mã HTML sang WML.
Tuy nhiên, do thời gian còn hạn chế nên luận văn vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết tốt:
Việc nâng cấp hệ thống trong trường hợp xuất hiện các giao thức hoàn toàn lạ là chưa thực hiện được
Hệ thống thực nghiệm chưa xây dựng được hoàn chỉnh để đánh giá chính xác các tính năng và hiệu quả của mô hình.
2. Định hƣớng phát triển
Đây là một đề tài mang tính nghiên cứu và có khả năng áp dụng cao trong thực tế. Vì thế, trong thời gian tới chúng tôi rất muốn tiếp tục đề tài này theo những hướng phát triển như sau:
Hoàn thiện mô hình kiến trúc đề xuất để máy chủ Proxy có thể xử lý động trong cả trường hợp các giao thức không định danh được.
Phát triển thêm các tác tử phục vụ cho nhiều yêu cầu xử lý khác nhau: chuyển mã văn bản, lọc dữ liệu…
Tích hợp mô hình đề xuất vào các hệ thống Proxy sẵn có, tích hợp chức năng của WAP gateway.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. C.-Y. Chang, M.-S. Chen, and B.-H. Huang. “An H.323 Gatekeeper
Prototype: Design, Implementation, and Performance”. IEEE
Transactions on Multimedia, 2004.
[2]. A. Maheshwari, A. Sharma, A. Ramamritham, and K. Shenoy. TranSquid:
“Transcoding and Caching Proxy for Heterogenous E-Commerce
Environments”. Research Issues in Data Engineering: Engineering E-
Commerce/E-Business Systems, 2002.
[3]. B. Knutsson, H. Lu, and J. Mogul. “Architecture and Pragmatics of
Server-Directed Transcoding”. In the 7th International Workshop on Web
Content Caching and Distribution, 2002.
[4]. B. Thai and A. Seneviratne, “The use of Software Agents as Proxies”,
Proceedings of the Fifth IEEE Symposium on Computers & Communications (ISCC'00), IEEE 2000
[5]. H. Bharadvaj, A. Joshi, and S. Auephanwiriyakul. “An Active Transcoding
Proxy to Support Mobile Web Access”. In the 17th IEEE Symposium on
Reliable Distributed Systems, 1998.
[6]. H.-L. Yang. “Design and Implementation of an HTML-WML Translator”. Master Thesis Computer Science Department NTHU, 1999.
[7]. R. Mohan, J. R. Smith, and C. S. Li. “Adapting Multimedia Internet
Content for Universal Accesses”. IEEE Trans. on Multimedia, 1(1), 1999.
[8]. R. Han, P. Bhagwat, R. Lamaire, T. Mummert, V. Perret, and J. Rubas. Dynamic “Adaptation in an Image Transcoding Proxy for Mobile Web
Browsing”. IEEE Personal Communication, 5(6), 1998.
[9]. S. Chandra, A. Gehani, C. Ellis, and A. Vahdat. “Transcoding
Characteristics of Web Images”. In Multimedia Computing and
Networking (MMCN-01), 2001
[10]. Sunam Pradhan and Arkady Zaslavsky, “A Smart Proxy for a Next
Generation Web Services Transaction”, 6th IEEE/ACIS International
Conference on Computer and Information Science (ICIS 2007), IEEE 2007
[11]. W3C Working group, “Device Independence Principles”, September 2003, http://www.w3.org/TR/di-princ/
[12]. R. Fielding, J. Gettys, J. Mogul, H. Frystyk, L. Masinter, P. Leach, T. Berners-Lee, “Hypertext Transfer Protocol -- HTTP/1.1”, W3C/MIT, June 1999, http://www.w3.org/Protocols/rfc2616/rfc2616.html
[13]. W3C, “Composite Capabilities/Preference Profiles (CC/PP): Structure
and Vocabularies 2.0”, April 2007, http://www.w3.org/TR/CCPP-struct-
vocab2/
[14]. W3C, “Composite Capabilities/Preference Profiles: Requirements and
Architecture”, July 2000, http://www.w3.org/TR/CCPP-ra/
[15]. W3C, “Composite Capability/Preference Profiles (CC/PP) A user side
framework for content negotiation”, http://www.w3.org/TR/NOTE-CCPP/
[16]. OMA/WAP Forum UAProf Specification
http://www1.wapforum.org/tech/documents/WAP-248-UAProf-20011020- a.pdf
[17]. La Porta T, Ramjee R, Woo T, Sabnani K, “Experiences with Network-
based User Agents for Mobile Applications”, Mobile Networks and
Applications 3(1998), p.123-141
[18]. T. Berners-Lee, R. Fielding, L. Masinter, U.C. Irvine, “Uniform Resource
Identifiers: Generic Syntax”, RFC 2396,
http://www.ietf.org/rfc/rfc2396.txt
[19]. Dave Beckett, Brian McBride; “RDF/XML Syntax Specification
(Revised)”; World Wide Web Consortium Recommendation 10 February
2004: http://www.w3.org/TR/2004/REC-rdf-syntax-grammar-20040210/ [20]. L. Masinter, D. Wing, A. Mutz, K. Holtman; “RFC 2534: Media Features
for Display, Print, and Fax”; IETF Request for Comments:
ftp://ftp.isi.edu/in-notes/rfc2534.txt
[21]. User Agent Profile version 2.0 (2006); OMA specification; available at
http://www.openmobilealliance.org/release_program/docs/UAProf/V2_0- 20060206-A/OMA-TS-UAProf-V2_0-20060206-A.pdf
[22]. Tim Bray, Dave Hollander, Andrew Layman, Richard Tobin,
“Namespaces in XML (Second Edition)”, World Wide Web Consortium
Recommendation 16 August 2006: http://www.w3.org/TR/2006/REC- xml-names-20060816
[23]. T. Berners-Lee, R. Fielding, L. Masinter; “RFC 2396: Uniform Resource
Identifiers (URI): Generic Syntax”; IETF Request for Comments:
ftp://ftp.isi.edu/in-notes/rfc2396.txt