.7Kiến trúc tổng quan của ActiveVOS Server

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu năng của các trình xử lý BPEL (Trang 35 - 38)

Kiến trúc của trình xử lý BPEL nhƣ trong hình 2.7 trên bao gồm 04 thành phần: Trình xử lý trung tâm, mô đun triển khai, mô đun các dịch vụ, mô đun quản trị. Phần quan trọng nhất trong kiến trúc của ActiveVOS là bộ xử lý trung tâm ActiveVOS. Nhiệm vụ của nó là xác định, đánh giá và thực thi các mẫu tiến trình viết bằng ngôn ngữ BPEL. Thành phần thứ 2 là các trình quản lý máy chủ bao gồm: quản lý cảnh báo, cấu hình cụm, triển khai, các tiến trình, hàng đợi, lƣu trữ, nhiệm vụ và xử lý các sự kiện phức tạp. Thành phần nền tảng thứ 3 đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp với các hệ thống khác, thông qua việc hỗ trợ các giao thức nhƣ :WS, JMS, POJO, REST...Ngoài ra trên ActiveVOS còn có các tiện ích và dịch vụ khác nhƣ: Quản lý thời gian, ánh xạ URN, định danh dịch vụ, nhắn tin qua Email. Mô đun quản trị qua giao diện Web hỗ trợ ngƣời dùng có thể giám sát và quản lý hệ thống ở bất cứ đâụ

Trình xử lý trung tâm(Process Engine) có nhiệm vụ biên dịch ngôn ngữ BPEL thành ngôn ngữ máy có thể thực thi đƣợc. Nó cũng sẽ tạo ra các tiến trình và quản lý vòng đời hoạt động của nó. Các yêu cầu gửi đến cho tiến trình sẽ đƣợc quản lý trong hàng đợi để đảm bảo tất cả đều đƣợc xử lý. Trong quá trình thực thi nếu có lỗi thì trình xử lý sẽ đƣa ra các cảnh báo nếu có. Trong quá trình thực hiện, mọi thông tin sẽ đƣợc lƣu lại vào CSDL.

Các tiến trình (Process) đƣợc tạo ra sẽ giao tiếp với trình xử lý thông qua định dạng chuẩn hoặc trực tiếp qua APỊ Các tiến trình này sẽ dựa vào mẫu tiến trình (file BPEL) để tạo ra các lớp thực hiện. Các lớp sẽ thực hiện các tác vụ nhƣ invoke, receive, response, assign … có trong file mẫu tiến trình. Trong quá trình thực hiện, các lớp sẽ sinh ra các thông báo sự kiện khi gặp lỗi và tự dẫn xuất trong phạm vi tác vụ nếu cần. ActiveVOS cho phép cài đặt nhiều ngôn ngữ thể hiện biểu thức (Expression Processing). Trƣớc hết, ngôn ngữ biểu thức cần đăng ký một không gian tên (namespace) trong tiến trình BPEL để ngƣời phát triển có thể sử dụng đƣợc trong tiến trình đó. Sau khi đăng ký, ngôn ngữ biểu thức sẽ thực hiện trong cả quá trình thiết kế và thực thị ActiveVOS hỗ trợ sẵn 3 kiểu ngôn ngữ biểu thức là Xpath, Xquery và JavaScript.

ActiveVOS hỗ trợ nhiều hình thức triển khaiứng dụng (Deployment Plan): có thể sử dụng màn hình Admin Console để triển khai file .BPR, hoặc từ trình thiết kế deploy lên server đƣợc cấu hình sẵn. File nén BPR chứa toàn bộ tiến trình và các mô tả triển khai (file PĐ – Process Deployment Descriptor) cũng nhƣ các tài nguyên khác nhƣ file WSDL, Schema và Style Sheets. Khi triển khai, ActiveVOS tự nhận ra các dẫn xuất hoặc nhập từ các nguồn khác (ví dụ nhƣ các dịch vụ Web bên ngoài). Các ứng dụng dịch vụ Web đƣợc đánh dấu phiên bản để quản lý thay đổi, giúp cho ngƣời quản trị có thể kiểm soát đƣợc những thay đổi về ứng dụng và các tài nguyên tƣơng ứng. Một ứng dụng khi đƣợc triển khai sẽ có 3 trạng thái: Online, Offline và Offline Pending. Tại một thời điểm, chỉ có một phiên bản của ứng dụng ở trạng thái Online,

còn Offline Pending là trạng thái mà tiến trình đó đang chạy hoặc các tiến trình Online khác đang tham chiếu đến nó.

Khi cài đặt, trình thiết kế ActiveVOS đã có sẵn máy chủ ứng dụng Tomcat, đƣợc sử dụng để triển khai ứng dụng với mục đích kiểm thử. Ngƣời phát triển có thể chạy ngay máy chủ Tomcat từ trình thiết kế hoặc chạy riêng từ thƣ mục gốc của Tomcat. Để lƣu thông tin các tiến trình và quá trình hoạt động, ActiveVOS sử dụng CSDL Derbỵ Ngoài ra, ActiveVOS cũng hỗ trợ nhiều nền tảng khác kể cả mã nguồn mở và thƣơng mại nhƣ: máy chủ ứng dụng JBoss, WebSphere, Weblogic, các CSDL: DB2, Oracle, SQL Server và MySQL. ActiveVOS hỗ trợ triển khai theo kiến trúc máy chủ cụm, trong đó trình xử lý có thể cài đặt trên nhiều máy chủ vật lý để cân bằng tải và nâng cao tính sẵn sàng của hệ thống.

ActiveVOS hỗ trợ nhiều giao tiếp với các hệ thống bên ngoài nhƣ các hàm API, thành phần quản trị, bắt sự kiện. Nó cũng hỗ trợ một loạt các giao thức nhƣ WS-* Support, WS-Ađressing, WS-Security, WS-Reliable Messaging, POJO, JMS, REST, JSON.

ActiveVOS cung cấp một giao diện quản trị thân thiện bao gồm nhiều chức năng. Trên giao diện quản trị dạng Web, ngƣời quản lý có thể truy cập vào từ bất cứ đâu để giám sát các ứng dụng đang đƣợc triển khai, các cảnh báo trong quá trình thực thi, các báo cáo tải và hiệu năng của hệ thống.

2.3.3 Oracle BPEL Process Manager

Oracle BPEL Process Manager (viết tắt là OBPM) là công cụ để thực thi các tiến trình nghiệp vụ. Công cụ này cung cấp một giải pháp nâng cao, đƣợc chuẩn hóa và dễ dùng để tạo, triển khai và quản lý các tiến trình nghiệp vụ tự động theo kiến trúc hƣớng dịch vụ. Oracle BPEL Process Manager là công cụ tích hợp thích hợp cho các doanh nghiệp. Nó có khả năng kết nối với các hệ thống ngoài và các tiến trình, có nhiều công nghệ giao tiếp khác nhau giúp nó có thể dễ dàng xác định và thực thi các nghiệp vụ logic.Oracle BPEL Process Manager có thể đƣợc sử dụng để tích hợp các ứng dụng và các hệ thống theo chuẩn cũ, tạo nên các dịch vụ tổng hợp từ các dịch vụ đơn lẻ, xây dựng các ứng dụng phối hợp trung tâm, tự động hóa quy trình nghiệp vụ và các luồng công việc có cấu trúc phức tạp.

Oracle BPEL Process Manager cung cấp các tiêu chuẩn để lắp ghép một tập hợp các dịch vụ rời rạc thành một luồng công việc từ đầu đến cuối, giảm tối đa chi phí và độ phức tạp của việc tích hợp các tiến trình. Oracle BPEL Process Manager cho phép bạn kết hợp các dịch vụ đồng bộ và không đồng bộ vào luồng công việc. Trong hình 2.7 mô tả mối quan hệ của Oracle BPEL Process Manager với các thành phần và hệ thống khác: Oracle BPEL có thể làm việc với nhiều môi trƣờng, công nghệ khác nhau nhƣ J2EE, Portal, Web Service, CSDL, các ứng dụng ERP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hiệu năng của các trình xử lý BPEL (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)