CHƯƠNG23 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Thuận An, tỉnh Bình
Bình Dương
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thị xã Thuận An là một trong 9 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương, nằm về phái Tây Nam của tỉnh; được thành lập trên cơ sở toàn bộ ranh giới hành chính và diện tích của huyện Thuận An theo Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 13/01/2011 của Chính phủ. Ranh giới thị xã Thuận An được xác định cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và Thị xã Tân Uyên; + Phía Nam giáp Thị xã Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; + Phía Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương;
+ Phía Tây giáp Thị xã 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Thị xã Thuận An có tổng diện tích tự nhiên 8.371,18 ha, chiếm 3,11% diện tích của tỉnh Bình Dương. Có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 09 phường là An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú và xã An Sơn.
b. Địa hình, địa mạo
- Địa hình của Thuận An có độ cao trung bình so với mặt nước biển 1-45m, cao nhất ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc (thuộc Bình Chuẩn, An Phú, Thuận Giao) và thấp dần xuống Tây và Tây Nam (thuộc An Thạnh, An Sơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú). Nhiều khu vực thuộc An Thạnh, An Sơn, Vĩnh Phú thấp hơn đỉnh triều cường (1,5m) nên thường bị ngập khi triều cường, do vậy trong sử dụng đất cần chú ý vấn đề ngập nước.
c. Khí hậu
- Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gần xích đạo, có 2 mùa mưa và khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô có số giờ nắng bình quân: 8-10 giờ/ngày và mùa mưa có số giờ nắng trung bình 4-6 giờ/ngày.
- Độ ẩm không khí bình quân thấp nhất khoảng 60-65% vào các tháng mùa khô và cao nhất khoảng 80% vào các tháng mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình năm ở trạm Sở Sao phổ biến ở mức từ 26,50C đến 270C, năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2019 (27,50C) vượt so với trung bình nhiều năm 0,80C, và năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 1996 (26,40C) thấp hơn trung bình nhiều năm 0,40C. Nhiệt độ trung bình năm từ 1980 đến 2019 xu thế tăng tuy nhiên tốc độ tăng rất nhỏ, khoảng 0,0090C/năm.
d. Các nguồn tài nguyên
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Bình Dương (tỷ lệ 1/50.000), do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện, địa bàn TX. Thuận An có các nhóm đất sau:
Bảng 3.1: Phân hạng đất của thị xã Thuận An
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất phèn tiềm tàng sâu Sp2 2.166,69 25,89 2 Đất xám Gley Xg 208,21 5,49 3 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.602,59 66,94 4 Đất sông, suối, MNCD MN 393,69 4,68 TỔNG DIỆN TÍCH 8.371,18 100,00
(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, 2019)
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có diện tích 393,69ha, chiếm 4,68% diện tích tự nhiên toàn thị xã và 0,14% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn Tỉnh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn rất khó khăn, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm, nền kinh tế của thị xã Thuận An cũng bị ảnh hưởng không nhỏ trong bối cảnh chung của nền kinh tế cả nước và thế giới. Tuy nhiên, nhờ phát huy thế mạnh của các ngành mũi nhọn như: thực phẩm, đồ uống và hàng may mặc; hóa chất và kim loại các loại; hàng trang trí
nội thất (giường, tủ, bàn ghế, kệ…) và gốm sứ các loại… kinh tế ở Thuận An cũng đã từng bước vượt qua và đạt được những thành quả to lớn. Trong năm 2016, trên địa bàn thị xã Thuận An đã đạt được một số thành quả như sau:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019 thực hiện tăng 9,3% so với năm 2015; giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2015 và giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện giảm 6,2% so với năm 2015.
+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn thị xã thực hiện 3.500 tỷ đồng, đạt 102,5% kế hoạch của tỉnh giao và tăng 11,17% so với năm 2015.
+ Chi ngân sách đạt 1.194,5 tỷ đồng, đạt 102,61% kế hoạch của UBND tỉnh giao và tăng 23,43% so với năm 2015.
b. Dân số, lao động và việc làm
- Dân số: Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên thị xã Thuận An có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên nhờ thu hút thành công đầu tư phát triển công nghiệp với các ngành sử dụng nhiều lao động nên dân số Thuận An vẫn tăng nhanh (do tăng cơ học). Thị xã Thuận An có khoảng trên 480.000 người, chiếm 2,5-3,0% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số đạt 5.734 người/km2.
- Lao động: Nguồn lao động thị xã khá dồi dào và tăng theo hàng năm, toàn thị xã khoảng 389.400 lao động làm việc trong các ngành kinh tế, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng. Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 84-85% tổng số lao động, ngành thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 13-14% và ngành nông nghiệp chiếm khoảng 1-2%.
- Việc làm: Nhằm tạo điều kiện cho chuyển đổi cơ cấu và nâng cao năng suất lao động, Thị xã đã chú trọng công tác đào tạo bằng nhiều hình thức như đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp tại thị xã, liên kết – hợp tác với bên ngoài để đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo ngày càng tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 74%; hàng năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho khoảng 370-400 lao động nông thôn ở địa phương.
3.1.3. Đánh giá chung
- Thị xã Thuận An nằm ở cửa ngõ tỉnh Bình Dương với thành phố Hồ Chí Minh, với mạng lưới giao thông phát triển, nên rất thuận lợi cho giao lưu, thu hút đầu tư và các nguồn lực từ bên ngoài.
- Phần lớn đất đai được hình thành trên nền đất cao, nền đất cứng nên khá thuận lợi cho xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật và các khu dân cư....
- Trong những năm qua, đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư trong nước và quốc tế vào phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, địa bàn Thuận An là một trong những nơi sớm nhất trong cả nước xây dựng thành công các khu công nghiệp (có sức thu hút đầu tư lớn và hiệu quả hoạt động cao).
- Kinh tế phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng đã hình thành tương đối tốt, thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo nền tảng cho phát triển ổn định kinh tế - xã hội trong tương lai theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh những mặt đạt được, Thuận An vẫn còn những tồn tại và hạn chế sau: - Một số khu vực phía Tây và phía Nam nằm dưới đỉnh triều cường (1,5m), nên rủi ro bị ngập lụt rất cao.
- Ngành công nghiệp sử dụng lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao, công nghiệp chủ yếu là gia công và lắp ráp từ nguyên liệu nhập khẩu.
- Dân số tăng nhanh, gây áp lực rất lớn đến việc giải quyết nhà ở và xây dựng các công trình công cộng phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như: trường học, y tế, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường... Đồng thời, vấn đề an ninh còn nhiều phức tạp.
- Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, số lượng lao động đa phần là dân nhập cư nên không ổn định.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên phức tạp: Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống cấp thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường... chưa bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế. Còn nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài các khu, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn, các khu cụm công nghiệp chưa thực hiện tốt quy định xử lý môi trường.