Đánh giá thái độ hướng dẫn của cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 77 - 90)

Đơn vị hành chính

Tổng số hộ điều

tra

Thái độ tiếp nhận hồ sơ

Tận tình, chu đáo Bình thường Không tận tình chu đáo Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Ngô quyền 40 37 92,5 1 2,5 2 5,0 Đống Đa 40 39 97,5 0 0,0 1 2,5 Đồng Tâm 40 38 95,0 1 2,5 1 2,5 Định Trung 40 35 87,5 3 7,5 2 5,0

Nguồn: Phiếu điều tra

Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên luôn thường xuyên có từ 2 đến 3 cán bộ thực hiện công tác tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý và trả kết quả cho người sử dụng đất đến giao dịch tại trung tâm hành chính một cửa và chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai. Kết quả điều tra tại bảng dưới thể hiện thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức người lao động làm việc đến giao dịch tương đối lớn hơn 87,5% số người được hỏi hài lòng đến rất hài lòng với thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ viên chức của chi nhánh. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy đạo đức công vụ

* Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai. - Chi nhánh mới được thành lập cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người còn thiếu thốn, khối lượng hồ sơ tiếp nhận lớn, chất lượng hồ sơ đầu vào không đồng đều, không chuẩn theo quy định nên quá trình giải quyết gặp nhiều khó khăn.

- Quy định pháp luật đất đai có những nội dung chưa rõ, văn bản hướng dẫn thực hiện chưa cụ thể: công nhận quyền sử dụng đất lần đầu Nghị định 43/2014/NĐ-CP không cần quyết định công nhận QSD đất, nhưng Nghị định 45/2014/NĐ-CP lại cần có; hạn mức đất ở (trong, ngoài hạn mức) khi công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất tính trên đại bàn toàn tỉnh, nhưng không quy định cách xác định, đơn vị xác nhận… nghị định 01/2017/NĐ- CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ chưa có thông tư hướng dẫn.

- Đa số cán bộ Chi nhánh là lao động hợp đồng, trình độ, kinh nghiệm công tác hạn chế chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ do vậy hiệu quả công việc còn thấp.

- Bộ thủ tục hành chính chưa đầy đủ rõ ràng, chưa cụ thể từng bước; ghi chung chung một bộ hồ sơ chuyển thuế (không ghi cụ thể gồm những gì, theo quy định nào, mẫu tờ khai nào) khó khăn trong công tác hướng dẫn, giải thích công dân; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất chỉ quy định tới bước ra quyết định hành chính, chưa quy định các bước tiếp theo thực hiện nghĩa vụ tài chính, kết quả.

- Hồ sơ tồn tại, chậm hẹn của chi nhánh chủ yếu là do cấp GCN QSDĐ lần đầu (thổ cư cũ), đề nghị xác định lại hạn mức đất ở, lý do; các trường hợp đất thổ cư cũ phức tạp, tồn tại trước đây chưa giải quyết được để lại, nhân lực chi nhánh chưa đủ để xem xét, nghiên cứu giải quyết những hồ sơ này, mới chỉ tập trung giải quyết thủ tục hành chính hàng ngày của người dân;

- Nguồn tài chính phục vụ hoạt động chi nhánh còn khó khăn, chưa có chế độ đãi ngộ, động viên kịp thời cán bộ.

+ Nguồn phí, lệ phí thu được nộp 100% vào ngân sách, không được trích lại (hóa đơn, văn phòng phẩm, nhân công phục vụ công tác thu phí, lệ phí không được thanh toán).

+ Kinh phí cấp GCN QSDĐ, trích đo thửa đất đến nay chưa có cơ chế hướng dẫn thanh quyết toán.

- Cơ sở địa chính chưa đầy đủ; biến động đất đai không được chỉnh lý, cập nhật đầy đủ, bản đồ địa chính đo đạc từ năm 2000 (so với các huyện thị khác trên toàn tỉnh, thành phố Vĩnh Yên được đo đạc bản đồ sớm nhất), đến nay đã biến động từ 30% đến 70%; nhiều khu đất quy hoạch chưa được đưa lên bản đồ địa chính; máy móc trang thiết bị kiểm tra xác định ngoài thực địa chưa có; khối lượng hồ sơ lớn, con người có trình độ chuyên môn cao vẫn còn ít, dẫn tới chậm thủ tục hành chính.

- Phần mềm tiếp nhận và trả kết quả chưa liên thông với các đơn vị khác nên khó cho quá trình vận hành, theo dõi.

3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên phòng đăng ký đất đai thành phố Vĩnh Yên

* Giải pháp về chính sách pháp luật

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức này để tìm ra những tồn tại, những mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, tìm ra giải pháp khắc phục.

- Cơ chế và chế tài thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước đối với các ngành có liên quan như xây dựng, thuế, kho bạc nhà nước, văn phòng công chứng chứng thực, ngân hàng phải đồng bộ và có thông báo thường xuyên góp ý đảm bảo giảm bớt các quy trình thủ tục hành chính, đỡ thời gian đi lại của công dân. Nên đưa vào một mối khi thực hiện công tác đăng ký hồ sơ.

- Phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể của thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của mô hình VPĐKQSDĐ, chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Đảng và nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký quyền sử dụng đất. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức và lao động công tác tại VPĐKQSDĐ thông qua việc bồi dưỡng thường xuyên, đào tạo, đào tạo lại kiến thức pháp luật.

* Giải pháp về nhân lực

- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; Việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính phường, xã có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐKQSDĐ. Hiện tại, một số công chức, viên chức còn một số mặt hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế.

- Đối với cán bộ sẽ tổ chức thi tuyển công chức, viên chức vào Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai và các chi nhánh: Lấy 80% cán bộ có chuyên môn quản lý đất đai như kỹ sư quản lý đất đai, cử nhân địa chính, còn lại 20% là cán bộ có chuyên môn quản lý nhà ở, xây dựng, qui hoạch và tin học. Đăng báo và tổ chức thi tuyển công khai theo yêu cầu của Luật Công chức, viên chức, dứt khoát không nể nang để nhận, tuyển cán bộ không đạt yêu cầu, trên cơ sở vì việc xếp người chứ không vì người xếp việc. Trình độ cán bộ phải từ đại học trở lên.

- Tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác, gắn bó với cơ quan, có trách nhiệm với công việc được giao.

* Giải pháp về kỹ thuật, nghiệp vụ

- Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập và quản lý hồ sơ địa chính tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐKQSDĐ. Muốn vậy, chính sách ban hành để thực hiện mục tiêu này phải ngắn gọn dễ hiểu và có tính kế thừa những chính sách đã đi vào cuộc sống.

- Để công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tốt hơn, đảm bảo yêu cầu và có hiệu quả cao thì công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính có vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, diện tích đất đai thực tế tại Huyện đã biến động lớn so với diện tích đo đạc bản đồ năm 2002 gây rất nhiều khó khăn trong quản lý, xử lý các vụ việc phát sinh cũng như xác định diện tích hợp pháp khi đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. Việc hoàn thiện hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên theo hướng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ và kế hoạch đề ra theo đúng quy định Luật Đất đai năm 2013. Tính đến năm 2019, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai được tổ chức thành 04 bộ phận bao gồm: Phòng đăng ký và cấp giấy chứng nhận; phòng hành chính tổng hợp; phòng kỹ thuật và phòng thông tin lưu trữ địa chính. Kết quả hoạt động của VPĐKĐĐ đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 89,26% chất lượng hồ sơ đạt 89.26% so với tổng số hồ sơ kê khai được tiếp nhận tại cơ quan có thẩm quyền.

Trong 5 năm đã giải quyết 3278/3444 hồ sơ cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, 2463/2700 hồ sơ giao đất, 3048/3248 người mua nhà ở và 2237/2453 người mua nhà ở các dự án. Tổng số trường hợp đăng ký biến động tăng từ 1919 lên 2427 trường hợp đã được giải quyết. 94,93% giải quyết hồ sơ đăng ký chuyển quyền về đất đai trong các năm từ 2015 - 2019. Đã tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường rất tốt trong công tác chỉnh lý biến động, cung cấp thông tin địa chính và giải quyết các thủ tục hành chính khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất…...

Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh thành phố Vĩnh Yên:

+ Về mức độ công khai thủ tục hành chính: 84,38% đánh giá là công khai, minh bạch, rõ ràng chỉ 15,63% có ý kiến ngược lại.

+ Về tiến độ giải quyết hồ sơ: 80,00% đánh giá nhanh, gọn, ngược lại 20,00% vẫn thấy tiến độ giải quyết còn chậm.

+ Về thái độ tiếp nhận hồ sơ: 87,5% nhận thấy cán bộ tận tình, chu đáo trong công tác và 12,5% còn thấy sự kém nhiệt tình trong công tác làm việc.

Nguyên nhân gây ra khó khăn trong công tác hoạt động của VPĐKĐĐ là về cơ sở vật chất chưa đầy đủ, cơ sở mới thành lập chưa trang bị đủ về nguồn lực, các quy định của pháp luật có một số mục chưa được rõ ràng cụ thể. Từ đó đề tài đưa ra một số giải pháp chủ yếu về pháp luật, pháp chế, chính sách giải pháp về tăng cường cơ sở vật

cấp giấy chứng nhận; giải pháp về tài chính và một số giải pháp khác phù hợp với địa bàn nghiên cứu.

2. Kiến nghị

Tăng cường nguồn nhân lực đối với chi nhánh văn phòng đăn ký đất đai thành phố, đi đôi với chất lượng và năng lực cán bộ chuyên môn, đảm bảo các yêu cầu về trình độ và phẩm chất cán bộ.

Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật - công nghệ như máy tính, máy in, hệ thống mạng và các phần mềm chuyên ngành, …để tạo hạ tầng kỹ thuật cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai của thành phố.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để tìm ra những hạn chế, đề xuất về cơ chế chính sách và giải pháp cho kịp thời.

Điều chỉnh bổ sung thủ tục hành chính còn thiếu, chưa phù hợp tại quyết định 1830/2014/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 (bổ sung thủ tục hành chính cấp đổi, diện tích tăng); từ đó xây dựng, sử dụng phần mềm tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Xây dựng thí điểm cơ chế dịch vụ theo yêu cầu người dân trong giải quyết thủ tục hành chính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Khoa học Môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội; 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số

15/2015/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai;

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2010), Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai;

4. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính;

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

6. Bùi Thị Thúy Hường, 2015, luận văn thạc sĩ khoa học, đánh giá thực trạng về đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nôi.

7.Baogialai.com.vn/channel/721/201510/kho-khan-can-thao-go-tu-van-phongdang- ky-dat-dai-2411835/index.htm

8. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

9. Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế thực hiện một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; 10. Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP về giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

11. Khổng Minh Đức, 2014, luận án thạc sĩ chuyên nghành quản lý đất đai, đánh giá hiệu quả hoạt động của VPĐKQSDĐ huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh phúc. 12. Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

13. Nguyễn Thanh Trà & Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp;

14. Nguyễn Văn Chiến (2013), Nghiên cứu các mô hình và phương thức hoạt động của tổ chức đăng ký đất đai của một số nước trong khu vực và một số nước phát triển;

15. Nghị định số: 43/2014/ NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1980), Hiến pháp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật dân sự, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1998), Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai (1998), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

22. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai (2001), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội;

24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Nhà xuất bản Tài nguyên- Môi trường và Bản đồ Việt Nam;

25. Quyết định số 46/2014/QĐ ngày 20 tháng 10 năm 2014 về việc thành lập chi nhánh văn phòng đăng ký Vĩnh Yên.

26. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2007), Quản lý đất đai và thị trường bất động sản, NXB Bản đồ;

27. Thông tư số: 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 77 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)