Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng một số công trình có ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 64)

STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Tổng số hộ Bình quân số tiền/hộ (đồng) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Bình quân số tiền/hộ Tỷ lệ (%) Tổng số 30 139.958.344,4 100 30 32.501.982,7 100 1 Đầu tư sản xuất

kinh doanh 21 27.058.000,0 19,33 5 6.252.000,0 19,24 2 Tín dụng (tiết

kiệm và cho vay) 28 70.000.000,0 50,01 10 10.000.000,0 30,77 3 Xây dựng, sửa chữa Nhà cửa 15 17.500.000,0 12,50 17 8.265.000,0 25,43 4 Mua sắm đồ dùng 30 4.275.000,0 3,05 29 3.500.000,0 10,77 5 Học nghề, cho con học hành 10 12.500.000,0 8,93 5 2.000.000,0 6,15 6 Mục đích khác 5 8.625.344,4 6,16 9 2.484.982,7 7,65

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Từ bảng trên cho ta thấy, sau khi bị thu hồi đất do số diện tích bị thu hồi lớn, số tiền bồi thường, hỗ trợ nhiều nên khi nhận được tiền bồi thường các hộ thường dùng vào việc gửi ngân hàng, xây dựng sửa chữa nhà cửa và mua sắm đồ dùng, sử dụng vào việc đầu tư sản xuất kinh doanh và học nghề, cho con học hành.

Số người dân được phỏng vấn của cả 2 dự án sau khi nhận được tiền bồi thường chủ yếu gửi ngân hàng để lấy lãi, số tiền này chiếm tới 50% (dự án 1) và 30,77% (dự án 2), sở dĩ các hộ chủ yếu tập trung gửi tiền ngân hàng là do họ chưa định hướng được hướng đầu tư lâu dài, cùng với tâm lý sợ rủi ro. Bên cạnh đó, các hộ còn mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh như mở các cửa hàng nhỏ, buôn bán,... Ngoài ra họ còn dùng để xây dựng, sửa chữa Nhà cửa, học nghề, cho con học hành,...

Bảng 3.10. Tình hình thu nhập của các hộ sau tái định cư

STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Tỷ lệ (%)

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 16 53,33 12 40,00 2 Số hộ có thu nhập không đổi 13 43,33 13 43,33 3 Số hộ có thu nhập thấp hơn 1 3,33 5 16,67

Tổng 30 100,00 30 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy:

Tại dự án 1: có 53,33 % các hộ được phỏng vấn cho rằng sau dự án các hộ có thu nhập cao hơn là do các hộ đã biết sử dụng các khoản tiền bồi thường của dự án để tiếp tục đầu tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình, bên cạnh đó một số hộ còn dùng tiền để thuê thêm đất, mở rộng sản xuất. 43,33 % số hộ cho rằng thu nhập không đổi. Tuy nhiên, trong số các hộ bị thu hồi đất lại có 3,33% số hộ cho rằng sau khi bị thu hồi đất, thu nhập của các hộ này thấp hơn so với trước khi có dự án. Nguyên nhân là do các hộ này sau khi nhận được tiền bồi thường chỉ chú trọng mua sắm tài sản, sửa chữa nhà cửa, chưa biết sử dụng các khoản tiền nhận được để đầu tư, mở rộng sản xuất hoặc chuyển đổi sang nghề khác.

Theo kết quả điều tra các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án 2: có 40,00 % số cho rằng thu nhập của họ có phần cao hơn trước khi bị thu hồi. Do phần lớn đây là những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, nên sau khi nhận được tiền bồi thường và hỗ trợ, các hộ trên đã đầu tư để chuyển sang kinh doanh. Có 43,33% số hộ cho rằng thu nhập của gia đình không thay đổi nhiều do các hộ đang có đời sống kinh tế ổn định hoặc đang hưởng lương hưu nên việc bị thu hồi đất không ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Còn lại 16,67% cho rằng thu nhập thấp hơn do họ chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp nên khi bị thu hồi đất họ không còn đất để canh tác,...

3.3.4. Ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về an ninh, trật tự xã hội

Bảng 3.11. Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án sau tái định cư

STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Tỷ lệ (%)

1 An ninh trật tự xã hội tốt hơn 12 40,00 10 33,33 2 An ninh trật tự xã hội không đổi 17 56,67 18 60,00 3 An ninh trật tự xã hội kém hơn 1 3,33 2 6,67

Tổng 30 100,00 30 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Theo đánh giá của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng thuộc Dự án xây dựng mở rộng Điểm TĐC Khe Chít thuộc dự án: San nền, giao thông, thoát nước điểm dân cư Khe Chít, khu TĐC Noong Bua, phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ. nhìn chung tình hình an ninh, trật tự trong khu vực không có thay đổi nhiều: có 40% các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự, xã hội tốt hơn trước khi có dự án, 56,67% các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự không có gì thay đổi so với trước khi có dự án và 3,33% các

Dự án Đường vào khu tái định cư Noong Bua (Đoạn từ đường Hoàng Văn Thái đến nút ngã tư khe chít), thành phố Điện Biên Phủ, theo phản ảnh của người dân trong khu vực, tình hình an nhinh, trật tự tương đối ổn định, hầu như không thay đổi nhiều.

Cả 2 dự án đều được đơn vị thi công, chủ đầu tư và các cấp các ban ngành lãnh đạo quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình thi công dự án không thể tránh khỏi những sai sót như trong quá trình vận chuyển vật liệu phục vụ thi công dự án còn gây ảnh hưởng đến giao thông và mộ số hộ dân sống gần dự án. Do đó vẫn có những hộ cho rằng anh ninh, trật tự an toàn của khu vực kém đi.

3.3.5. Ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về môi trường

Bảng 3.12. Tình hình môi trường khu vực dự án sau tái định cư

STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Tổng số hộ Tỷ lệ (%) Tổng số hộ Tỷ lệ (%)

1 Số hộ cho rằng môi trường tốt hơn 3 10,00 2 6,67 2 Số hộ cho rằng môi trường không đổi 9 30,00 8 26,67 3 Số hộ cho rằng môi trường kém hơn 18 60,00 20 66,67

Tổng 30 100,00 30 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Bảng trên cho thấy đa số các hộ dân được điều tra cho rằng dự án xây dựng làm cho môi trường xung quanh kém hơn trước khi có dự án vì dự án chưa bảo đảm vệ sinh môi trường tại các công trường, bến, bãi; còn hiện tượng ô nhiễm bụi, vật liệu xây dựng và chất thải chưa được thu gom. Bên cạnh đó cả hai dự án đều có thời gian thi công kéo dài, điều này đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, cộng đồng trong khu vực thực hiện dự án.

3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

3.4.1. Thuận lợi

-Được sự quan tâm, chỉ đạo sát xao của UBND tỉnh Điện Biên, Hội đồng bổi thường GPMB tỉnh, thành ủy, HĐND, UBND TP. Điện Biên, Hội đồng bồi thường GPMB thành phố về công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố.

-Sự phối hợp đều đặn, nhịp nhàng, chặt chẽ của các phòng, ban chuyên môn trong Hội đồng bồi thường GPMB và hỗ trợ, tái định cư của thành phố, UBND phường xã nơi có dự án góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của công tác bồi thường GPMB;

-Đội ngũ cán bộ, chuyên viên giúp việc cho Hội đồng bồi thường GPMB và hỗ trợ, tái định cư của thành phố đều đã được qua đào tạo chuyên môn, luôn có tinh thần trách nhiệm với công việc;

-Các phòng, ban, ngành có liên quan đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân nơi ủng hộ chủ trương, đường lối, chính sách chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, ủng hộ dự án để góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn huyện.

3.4.2. Khó khăn, tồn tại

-Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Nhiều đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án bồi thường thiệt hại. Mặt khác họ lại lôi kéo kích động nhân dân không chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án;

các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB còn nhiều điểm không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Cụ thể như sau:

+ Về đối tượng và điều kiện được bồi thường

Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao, chưa nghiêm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại, như việc xác định diện tích đất nông nghiệp có vị trí tiếp giáp với mặt tiền, diện tích đất vườn liền kề với đất ở để tính giá bồi thường.

+ Về mức bồi thường thiệt hại

Đối với đất ở: Mức giá quy định trong khung giá của tỉnh còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với giá thực tế. Việc quản lý thị trường bất động sản còn lỏng lẻo nên người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức giá rất cao, đồng thời tập trung khiếu kiện để gây sức ép với Nhà nước trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và TĐC;

Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất hiện nay cho các dự án tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống, sản xuất chủ yếu bằng nông nghiệp, không có ngành nghề hoặc thu nhập khác. Đa phần các địa phương không còn quỹ đất nông nghiệp để giao bù lại diện tích bị thu hồi. Vì vậy quá trình bồi thường GPMB cũng gặp rất nhiều khó khăn;

Đối với vật kiến trúc, hoa màu: Giá bồi thường thiệt hại đối với các tài sản trên đất là giá tương ứng mức thiệt hại thực tế, nghĩa là bị thu hồi đến đâu thì được bồi thường đến đó và được bồi thường hoàn toàn theo giá trị xây mới. Tuy nhiên, trong thực tế giá của nguyên vật liệu trên thị trường luôn luôn biến

động do đó giá bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với giá thị trường. + Các chính sách hỗ trợ và tái định cư

Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất GPMB hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chưa thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống và TĐC của người dân bị thu hồi đất. Nhiều dự án đầu tư không quan tâm đến việc hỗ trợ và khôi phục cuộc sống cho người dân phải di chuyển nhà ở tới nơi ở mới, mà ở đó thu nhập của người dân luôn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường. Cụ thể là người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hoãn, gây khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.

3.4.3. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Điện Biên. thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Điện Biên.

* Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động; nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Tạo mọi điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để đẩy nâng cao trình độ chuyên môn.

Có chế độ chính sách đãi ngộ đối với những cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Tổ chức tập huấn, bồi thưỡng kiến thức quản lý nhà nước và các chế độ chính sách có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

*Giải pháp bồi thường thiệt hại về đất

Việc bồi thường thiệt hại về đất ở bằng cách giao đất ở khu tái định cư nên xem xét theo quy hoạch và định mức đất ở, có như vậy mới đảm bảo về

quy hoạch kiến trúc, đồng thời khi lập dự án cũng như xác định nhu cầu đất tái định cư được dễ dàng hơn.

Việc bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp cần xem xét và phân hạng cụ thể tại thời điểm thu hồi, không nên dựa vào hạng đất, vị trí đất khi họ được giao vì thực tế trong quá trình sử dụng đất chủ hộ đã đầu tư thâm canh, nâng cao giá trị sử dụng của đất so với trước khi được giao đất. Nếu như việc phân hạng đất không được làm thường xuyên thì chúng ta cần phải áp dụng các chính sách khác như: chính sách hỗ trợ nâng hạng đất nhằm khắc phục một phần khó khăn cho các hộ dân bị thu hồi đất.

* Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi

Về cơ bản chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người dân khi bị thu hồi đất chấp nhận.

Kết quả điều tra cho thấy một điều là các ý kiến cho rằng giá bồi thường vẫn còn thấp so với giá thị thường tại thời điểm thu hồi đất. Vì vậy cần phải sớm hoàn thiện hơn công tác định giá tài sản trên đất.

Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường.

* Giải pháp hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Để ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân phải di chuyển là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đem lại. Vì vậy, cần có những chính sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư. Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: Người dân có thể được hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các

trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án thu hồi trên đất của họ.

Ngoài việc bố trí nơi ở mới, mà cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương.

* Tăng cường vai trò cộng đồng trong việc tham gia bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách của Nhà nước và tỉnh Điện Biên về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đẩy mạnh công tác công khai hóa, dân chủ hóa trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thông báo các kế hoạch giải phóng mặt bằng và di chuyển để ngừơi dân tự giác di chuyển tài sản bàn giao mặt bằng. Khi có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng một số công trình có ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên​ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)