2.1. PHƯƠNG PHÁP TUYẾN TÍNH
2.1.4. Đánh giá phương pháp tuyến tính
So sánh hai phương pháp đạo hàm bậc nhất và đạo hàm bậc hai ta có: * Đối với ảnh không nhiễu :
- Các kết quả ở cả hai phương pháp cho kết quả tương tốt. Tuy nhiên cả
hai phương pháp có sự khác nhau : Các biên ở phía ngoài, độ sáng thay đổi rõ nét thì phương pháp Gradient làm việc khá tốt, còn ở phía biên ở bên trong, mức xám thay đổi chậm, miền chuyển tiếp trải rộng thì phương pháp đạo hàm bậc hai cho biên rõ nét hơn.
- Ngoài ra, ta nhận thấy ảnh kết quả nhận được ở phương pháp đạo hàm bậc hai cho kết quả biên mảnh hơn phương pháp đạo hàm bậc nhất. Nguyên nhân của điều này là trong kỹ thuật Laplace, điểm biên được xác định bởi
điểm cắt điểm không, và do đây là phương pháp đạo hàm bậc hai nên điểm không là duy nhất, do đó kỹ thuật này cho đường biên mảnh.
* Đối với ảnh nhiễu:
- Kết quả cho thấy cả hai toán tử ta sử dụng trong phương pháp Gradient cho kết quả tốt hơn trong hai kết quả của phương pháp Laplace. còn kết quả của phương pháp Laplace thì cho kết quả rất xấu, hầu như không nhìn thấy biên.
Phương pháp đạo hàm bậc hai rất nhạy cảm với nhiễu và tạo nên biên kép vì thế đối với ảnh nhiễu thì phương pháp đạo hàm bậc nhất hoạt động hiệu quả hơn.
- Đối với ảnh không nhiễu, mức xám thay đổi đột ngột thì cả hai phương pháp đạo hàm bậc nhất và đạo hàm bậc hai đều cho độ chính xác cao. Còn khi mức xám trải rộng thì phương pháp đạo hàm bậc hai hoạt động tốt hơn.
- Đối với ảnh nhiễu: Phưong pháp đạo hàm bậc hai cho kết quả không tốt. Trong trường hợp này, ta nên sử dụng phương pháp đạo hàm bậc nhất.