Kiến trúc tổng quan của IBM Banking Data Model

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng kho dữ liệu đảm bảo hiệu năng cho ngân hàng BIDV và thử nghiệm với hệ thống báo cáo phân tích khách hàng (Trang 37 - 41)

Chương 1 HỆ THỐNG KHO DỮ LIỆU

2.4 Các thành phần cần nâng cấp, bổ sung

2.4.4.1 Kiến trúc tổng quan của IBM Banking Data Model

FSDM ASTs Analytical Requirements Data Warehouse Model

Hình 2.10 Kiến trúc tổng quát của IBM Banking Data Model

Kiến trúc của IBM Banking Data Model trong Hình 2.10 [10] bao gồm bốn thành phần chính như sau:

Financial Services Data Model (FSDM): Hỗ trợ và cung cấp mô hình kinh doanh

tổng quát cho Ngân hàng. Cung cấp các nguyên tắc, phương thức phân loại dữ liệu phổ biến mà IBM đã triển khai và thu thập qua các dự án trên toàn thế giới về mảng Tài chính – Ngân hàng dùng để phát triển các dự án Data Warehouse và các dự án triển khai hệ thống quản trị và giao dịch.

Cấu trúc của FSDM được cấu tạo từ 9 vùng khác nhau toàn bộ dữ liệu của tổ chức tài chính ngân hàng sẽ được mô hình hóa và tổ chức lại theo chuẩn của kho dữ liệu và được tập kết theo 9 vùng như Hình 2.11 sau đây [10]: Involved Party (IP) Vùng lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan tới những tổ chức, cá nhân, v.v… mà có quan hệ với ngân hàng.

Classifications (CL) Vùng lưu trữ về phân loại theo các thực thể khác nhau ví dụ: Involved

Party khách hàng cá nhân thì phân loại của thực thể này là nam, nữ, other, v.v…

Arrangement (AR) Là mối quan hệ hợp tác giữ các Involved Party. Product (PD)

những sản phẩm, dịch vụ.. mà ngân hàng cung cấp cho các Involved Party liên quan.

doanh của các tổ chức tài chính được thực hiện với các thành phần liên quan tới quan hệ kinh doanh của ngân hàng. Event (EV) Một sự kiện, hành động của ngân hàng liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình. Resource Item (RI) Bất kỳ một tài sản nào liên quan tới quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Business Direction Item (BD) Một chiến lược kinh doanh ngắn liền với hoạt động của ngân hàng với Involved Party.

Hình 2.11 Kiến trúc tổng quát của FSDM Sau đây là một ví dụ liên quan tới 9 khu vực cơ bản của vùng FSDM Sau đây là một ví dụ liên quan tới 9 khu vực cơ bản của vùng FSDM

Thực thể Mô tả

Involved Party (IP) Cá nhân Thuộc về một giới tính nào đó theo phân loại là

Classifications (CL) Nam Mở

Arrangement (AR) Một tài khoản tiền vay thế chấp

thuộc một sản phẩm nào đó

Product (PD) Sản phẩm vay thế chấp

Ở một chi nhánh ở

Location (LO) Hà Nội

Với một thỏa thuận liên quan tới hợp đồng là

Condition (CD) Lãi suất

Theo một lãi suất cố định phải trả là

Event (EV) Trả lãi hàng tháng

Với tài sản thế chấp là

Resource Item (RI) Ngôi nhà Theo một chiến lược kinh doanh là Business Direction Item

(BD)

Một số điểm nổi bật của FSDM:Giúp định danh các khái niệm để tránh việc chồng chéo thông tin và tái sử dụng thông tin. Giúp tạo điều kiện thu thập dữ liệu nhanh hơn và chính xác hơn giúp giảm thời gian thu thập yêu cầu của dự án. Cung cấp một phiên bản duy nhất và tổng hợp về mặt phân loại và tổ chức thông tin để có thể chia sẻ giữa các hệ thống với nhau. Cung cấp một góc nhìn kinh doanh giúp cho việc chuyển đổi và tích hợp mô hình dữ liệu và ứng dụng để có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi với thông tin. Cung cấp bộ ngôn ngữ thông thường giúp cho việc giao tiếp giữa công nghệ và nghiệp vụ dễ dàng. Khuyến khích và hỗ trợ việc quản trị và kiểm soát thông tin và dữ liệu trong Ngân hàng thông qua việc hiểu hơn về mô hình kinh doanh mà FSDM hỗ trợ.

Analytical Requirements: Cung cấp một nền tảng giúp định nghĩa và thu thập các

yêu cầu nghiệp vụ một cách dễ dàng. Là nơi định nghĩa các dữ liệu cho bài toán phân tích và báo cáo chính là kết quả dầu ra của kho dữ liệu. Một số đặc điểm của tầng Analytical Requirements

Cung cấp các mẫu báo cáo, mảng phân tích kinh doanh được chia thành các khu vực khác nhau liên quan tới từng mảng nghiệp vụ ba gồm mảng sau Asset & Liability Management, Profitability, Regular Compliance, Relationship Marketing, Risk Management, Wealth Management cho phép các Ngân hàng có thể định nghĩa các bài toán và có các khái niệm cũng như yêu cầu ban đầu nhanh hơn.

Trong nhóm Asset & Liability Management (Quản lý tài sản nợ có) trong Hình 2.12 mô tả về các bài toán nghiệp vụ nhỏ hơn với hơn 20 bài toán khác nhau từ đó giúp cho việc thu thập yêu cầu từ nghiệp vụ dễ dàng hơn. Nghiệp vụ sẽ căn cứ vào hệ thống mẫu sẵn có của hệ thống từ đó xem xét việc tái sử dụng các mẫu và chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng trong những bài toán cụ thể của ngân hàng.

Đối với các bài toán nghiệp vụ thì số lượng template và chỉ tiêu của IBM cung cấp đáp ứng 80% yêu cầu nghiệp vụ cho các ngân hàng đã triển khai phần còn lại là do đặc thù kinh doanh riêng của môi ngân hàng và do ngân hàng chỉnh sửa để phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Cung cấp khả năng tài liệu hóa giải pháp kho dữ liệu nhanh hơn và giảm thời gian thu thập và phân tích trong giai đoạn xác định và thu thập yêu cầu. Rút ngắn được thời gian thực hiện việc xây dựng theo yêu cầu nghiệp vụ trong ngân hàng.

Hình 2.12 Khu vực mẫu theo các mảng nghiệp vụ trong ngân hàng

Application Solution Template (ASTs): Định nghĩa và hỗ trợ cung cấp các tham

số đầu vào cho các hệ thống, công cụ tính toán các chỉ tiêu rủi ro dành cho các yêu cầu về báo cáo tuân thủ: Cung cấp hơn 50 mẫu cho việc thu thập các yêu cầu tuân thủ. Giúp tài liệu hóa ngôn ngữ sử dụng trong ứng dụng. Giúp xác định những gì mà mô hình có thể hỗ trợ cung cấp dữ liệu cho các tham số của các hệ thống mở rộng.

Trên Hình 2.13 mô tả về mẫu thu thập yêu cầu đầu vào cho bài toán tuân thủ theo Basel 2. Từ dữ liệu đầu vào cho các bài toán tuân thủ này ngân hàng xác định những mô hình dữ liệu phù hợp với ngân hàng của mình để triển khai theo báo cáo tuân thủ.

Data Warehouse Model: Tại Hình 2..1 Mô hình tổng thể kho dữ liệu mới phần

data warehose model bao gồm phần SoR (System of Record) cụ thể hóa mô hình dữ liệu của ngân hàng theo 9 thực thể đã mô tả ở phần FSDM và mô hình cho phần báo cáo phân tích đầu ra của tầng Analytical Requirements. Như vậy tại tầng Data Warehouse Model chính là cái tổng quát nhất từ yêu cầu bài toán tới báo cáo đầu ra được cụ thể hóa bằng mô hình dữ liệu.

Hình 2.13 Khu vực mẫu theo các mảng báo cáo tuân thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng kho dữ liệu đảm bảo hiệu năng cho ngân hàng BIDV và thử nghiệm với hệ thống báo cáo phân tích khách hàng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)