Định vị hiệu chỉnh vi sai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp công nghệ GIS và GPS phục vụ công tác nghiệp vụ của cảnh sát 113 (Trang 36 - 39)

Rất nhiều lỗi ảnh hưởng đến việc đo khoảng cách vệ tinh có thể được loại trừ hoàn toàn hoặc ít nhất là giảm đáng kể nhờ sử dụng kỹ thuật hiệu chỉnh vi sai (differentially corrected positions-DGPS).

DGPS cho phép các người dùng dân sự tăng độ chính xác từ 100m xuống còn 2-3m hoặc ít hơn, thực hiện nó có ích rất nhiều cho nhiều ứng dụng dân sự.

2.2.2.1. Thiết bị nhận tham chiếu

Ăng ten thiết bị nhận tham chiếu được đặt phía trước điểm cần đo với tọa độ biết trước. Thiết bị nhận được đặt tại điểm này được biết đến như là thiết bị nhận tham chiếu hay các trạm cơ sở.

Thiết bị nhận được bật lên và bắt đầu bắt tín hiệu vệ tinh. Nó có thể tự tính toán vị trí của nó bằng cách sử dụng công nghệ đã được đề cập trong phần trên.

Bởi vì đây là một điểm đã biết, thiết bị nhận tham chiếu có thể ước lượng một cách rất chính xác phạm vi tới các vệ tinh khác nhau. Bởi vậy, thiết bị nhận tham chiếu có thể làm việc giữa giá trị tính toán và giá trị đo được. Những sự sai khác này là sự hiệu chỉnh.

Các thiết bị nhận tham chiếu này thường được gắn với liên kết dữ liệu radio và sẽ được dùng để quảng bá những hiệu chỉnh này.

2.2.2.2. Thiết bị nhận di chuyển-the rover receiver

Thiết bị nhận di chuyển là thiết bị cuối của những hiệu chỉnh này. Nó có một liên kết dữ liệu radio được gắn vào để có thể nhận khoảng hiệu chỉnh được quảng bá bởi thiết bị nhận tham chiếu.

Thiết bị nhận di chuyển cũng tính toán khoảng cách tới các vệ tinh như được mô tả trong phần trước. Nó sau đó được áp dụng vào để hiệu chỉnh khoảng cách nhận được từ thiết bị tham chiếu. Điều này cho phép nó tính toán vị trí chính xác hơn khả năng có thể nếu khoảng cách không chính xác được sử dụng.

Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, tất cả các lỗi liệt kê trong phần 2.2.1.3 được giảm thiểu, vì vậy các vị trí chính xác hơn.

Cần lưu ý quan trọng rằng nhiều thiết bị nhận di chuyển có thể nhận hiệu chỉnh từ một thiết bị tham chiếu.

2.2.2.3. Một số mô tả chi tiết

DGPS đã được giải thích một cách rất đơn giản, trong các phần trước. Trong thực tế cuộc sống, nó phức tạp hơn một chút.

Sự quan tâm lớn nhất là liên kết radio. Có nhiều loại hình liên kết radio phát sóng trên phạm vi và tần số khác nhau. Hiệu quả hoạt động của liên kết radio phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm:

• Tần số radio.

• Công xuất phát radio.

• Loại và hiệu năng ăng ten radio. • Vị trí đặt ăng ten.

Mạng lưới các thiết bị nhận GPS và máy phát tín hiệu radio mạnh đã được thiết lập, quảng bá cho lĩnh vực hàng hải trên tần số an toàn. Những điều này được biết đến như là máy phát beacon. Những người sử dụng dịch vụ này (chủ yếu là thủy thủ dùng trong định vị gần bờ) chỉ cần phải mua một thiết bị nhận Rover để nhận được tín hiệu beacon. Những hệ thống như thế này đã được thiết lập quanh vùng duyên hải của nhiều quốc gia.

Các thiết bị khác như điện thoại di động cũng có thể được sử dụng để truyền dữ liệu.

Ngoài hệ thống Beacon, các hệ thống khác cũng tồn tại cung cấp tin tức trên các vùng đất rộng của các công ty tư nhân với mục đích thương mại. Ngoài ra còn có những hệ thống thuộc sở hữu của chính phủ như Federal Aviation Authority's satellite-based Wide Area Augmentation System (WAAS) ở Mỹ, hệ thống điều hành không gian European Space Agency's (ESA) của châu âu, và một hệ thống từ chính phủ Nhật Bản.

Có một tiêu chuẩn thường sử dụng cho định dạng của dữ liệu, phát sóng GPS. Nó được gọi là định dạng RTCM. Đây là chuẩn cho Radio Technical Commission Maritime Services- Dịch vụ liên lạc hàng hải công nghệ radio. Dịch vụ này là một chuẩn công ngiệp do một tổ chức phi chính phủ đưa ra. Chuẩn này thường được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích hợp công nghệ GIS và GPS phục vụ công tác nghiệp vụ của cảnh sát 113 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)