1. Lý thuyết hệ thống và sinh thái
Lý thuyết hệ thống và sinh thái giúp cho những người thực hành CTXH phân tích sự tương tác trong các hệ thống xã hội và hình dung những tương tác này ảnh hưởng ra sao đến hành vi con người.
Lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động c a các ủ
tổ chức, các chính sách, các cộng đồng và các nhóm ảnh hưởng lên cá nhân.
June 15, 2010 Khoa KHXH&NV Trường ĐH Tơn Đức Thắng 48
Theo Barker “hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết. Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, xã hội, hoặc kết hợp những yếu tố này”.
Ví dụ: hệ thống xã hội bao gồm các gia đình, các nhóm, một cơ sở ASXH, hoặc tòan bộ một tiến trình tổ chức giáo dục của một nước.
Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệ thống, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành CTXH. Mô tả con người sống, làm việc và chịu sự tương tác với gia đình, hàng xóm, tôn giáo, các tổ chức xã hội, ….
Lý thuyết hệ thống và sinh thái đã cung cấp cho người thực hành một khuôn khổ để phân tích sự tương tác luôn thay đổi, không ổn định của con người trong môi trường của họ.
June 15, 2010 Khoa KHXH&NV Trường ĐH Tơn Đức Thắng 50
2. Lý thuyết tâm lý xã hội
Lý thuyết của Erikson (người Đức gốc Đan Mạch, 1902 – 1994), lý thuyết này cho rằng sự phát triển của con người diễn ra khi có sự tương tác giữa nhu cầu (tâm lý) và năng lực cá nhân cũng như những yêu cầu và mong đợi về mặt xã hội.
Lý thuyết này đưa ra những bước trong quá trình phát triển cá nhân