Kết quả ảnh hưởng của nồng độ dung môi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm bố chính (Trang 30 - 35)

Ghi chú: Các chữ trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thông kê ở mức α = 0,05

4.1.4. Tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu

Kết quả cho thấy tỉ lệ dung môi/ nguyên liệu khác nhau ảnh hưởng tới hàm lượng saponin thu được. Ở tỉ lệ dung môi/ nguyên liệu 25/1 (ml/g) cho hàm lượng tổng số sapoin thu được là cao nhất tuy nhiên tỉ lệ dung môi/ nguyên liệu 15/1, 20/1, 25/1 (ml/g) có hàm lượng saponin tổng số không có

Bảng 4.4: Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi/ nguyên liệu đến hàm

CT

Ghi chú: Các chữ trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thông kê ở mức α = 0,05

4.1.5. Ảnh hưởng của thời gian siêu âm

Sóng siêu âm có tác dụng bẻ gãy các liên kết hóa học phá vỡ tế bào hỗ trợ khả năng chiết xuất các chất có trong nguyên liệu [13]. Khảo sát thời gian siêu âm ở 0,5, 10, 15 phút với 2 yếu tố còn lại cố định tần số 37 kHz công suất 150w. Qua bảng 4.5 cho thấy hàm lượng saponin thay đổi ở các công thức khác nhau. Hàm lượng saponin đạt cao nhất ở CT14 là 0,372%.

4.1.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết

Để xác định nhiệt độ chiết saponin tổng số từ rễ sâm Bố Chính thích hợp, tiến hành chiết nguyên liệu ở nhiệt độ cố định các thông số đã xác định ở các thí nghiệm trên trong các nhiệt độ khác nhau lần lượt là: 50℃, 55℃, 60℃ và 65℃. Sau 80 phút tiến hành đo hàm lượng saponoin tổng số, thu được kết quả tổng hợp ở bảng 4.6:

Bảng4.6: Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ chiết tới hàm lượng saponin tổng số

Ghi chú: Các chữ trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thông kê ở mức α = 0,05

Khi tăng dần nhiệt độ chiết từ 50 - 60℃ làm tăng dần hàm lượng saponin tổng số thu được và đạt mức cao nhất ở 60℃. Khi tiếp tục tăng nhiệt độ chiết lên 65℃ không làm tăng hàm lượng saponin thu được. Đỗ Thị Hoa Viên và cộng sự chiết xuất saponin tổng số từ lá đu đủ sử dụng nhiệt độ 45°C [1]. Tạ Thị Lượng và cộng sự chiết saponin tổng số ở nhiệt độ 80°C với nguyên liệu quả bồ hòn [11]. Trong nghiên cứu này, nhiệt độ chiết 60°C được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

4.1.7. Ảnh hưởng thời gian chiết

Qua bảng 4.7 cho thấy hàm lượng saponin tăng khi thời gian chiết tăng từ 60 - 70 phút, hàm lượng saponin tổng số cao nhất ở thời gian chiết 70 phút (0,426%). Tuy nhiên sau 70 phút, hàm lượng saponin lại giảm dần. Điều này có thể giải thích rằng tại thời điểm 70 phút là thời điểm hòa tan lượng saponin bão hòa nhiều nhất, sau đó saponin trong nguyên liệu hầu như đã được chiết

tách. Tạ Thị Lượng và cộng sự chiết saponin tổng số từ quả bồ hòn trong thời gian 30 phút [11]. Phạm Thị Phương và cộng sự chiết xuất saponin từ hạt chôm chôm trong 3 giờ [10]. Trong nghiên cứu này, thời gian chiết 70 phút được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 4.7: Kết quả ảnh hưởng của thời gian chiết tới hàm lượng saponin tổng số CT CT20 CT21 CT22 CT23

Ghi chú: Các chữ trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thông kê ở mức α = 0,05

4.2. Nghiên cứu tỷ lệ phối trộn nguyên liệu

Sau khi tối ưu điều kiện chiết xuất. Dịch chiết được cô đặc ở nhiệt độ 50°C đến còn 10% thể tích dịch ban đầu, tiến hành phối trộn cao cỏ ngọt và đường glucose, sấy ở nhiệt độ 50°C đến độ ẩm 10 - 12%. Kết quả được đánh giá thông qua các chỉ tiêu chất lượng cảm quan của sản phẩm sâm Bố Chính và được trình bày trong bảng 4.8:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm bố chính (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w