Tấn công mạo nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một giải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến (Trang 28 - 29)

Một hình thức tấn công được các hacker sử dụng là thủ thuật tạo ra nhiều trang web trên nhiều tên miền khác nhau một cách có chủ ý, liên kết đến nhau nhằm tăng thứ hạng cho một hay một nhóm website cụ thể. Sau đó lợi dụng việc các công cụ tìm kiếm (search engine) đánh giá một website có tầm quan trọng cao hơn khi nhiều website khác liên kết đến nó.

Nếu coi các website được xem là các nút mạng, có liên kết đến nhau tương ứng với các cạnh trong đồ thị, nút nào càng nhận nhiều liên kết đến nó thì càng chứng tỏ nút đó quan trọng. Những người phát tán nội dung rác hay spammer lợi dụng quy tắc này để tạo ra một liên kết nhằm bẫy các cổng tìm kiếm và người dùng. Đây chính là hình thức của tấn công mạo nhận mà đối tượng khai thác

của nó là các hệ thống dựa vào tầm quan trọng của một liên kết trong mạng hay còn gọi là hệ thống danh tiếng (reputation system). Cái tên Sybil Attack lấy tên theo một bệnh nhân “Sybil” (Shirley Ardell Mason) mắc chứng rối loạn đa nhân cách (multiple personality disorder) để ám chỉ việc giả mạo nhiều định danh dùng cho mục đích không trung thực. Trong các MXH, người có chủ đích

Hình 2.2: Tấn công mạo nhận

tấn công mạo nhận sẽ tạo một số lượng các nút ảo đủ lớn để tăng cường ảnh hưởng lên mạng. Mỗi một nút ảo mới sẽ đóng vai trò như là một phiếu bầu cho người tấn công. Ví dụ trên hệ thống MXH Yotube, Kẻ tấn công có thể tạo các nút giả để đăng ký hay "like" đối với một số kênh nhằm có lợi cho chúng. Trong việc ngăn chặn sự giả mạo này Bimal [59] đã đề xuất một phương pháp nhằm xếp hạng các vùng tin cậy của các node theo các mức khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc vào tham số α, β, γ mà mang tính chất định tính cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một giải pháp phòng ngừa xâm nhập trên mạng xã hội trực tuyến (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)