Màn hình mô phỏng Cooja

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá hiệu năng của giao thức định tuyến cho mạng cảm biến không dây với hỗ trợ 6LoWPAN luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 26 - 29)

Từ hình 1.16 có thể nhận thấy giao diện của chƣơng trình thân thiện và dễ sử dụng, với một màn hình cho phép hiển thị các quá trình hoạt động của node, có khả năng thay đổi vị trí, phạm vi phủ sóng của mỗi node. Bên cạnh đó Cooja cung cấp một số các cửa sổ theo dõi sự kiện nhƣ Log listener, Radio listener cho phép ngƣời sử dụng tìm kiếm những sự kiện theo một số thông số nhất định, theo dõi sự giao tiếp giữa một

số node cụ thể, ….Có thể nói, đây là một công cụ mô phỏng khá trực quan và dễ sử dụng, phục vụ tốt cho quá trình nghiên cứu, mô phỏng, đánh giá.

1.5. Kết luận

Trong chƣơng này, đã trình bày những khái niệm tổng quan nhất về cấu trúc mạng cảm biến không dây, cũng nhƣ một số ứng dụng của chúng trong nhiều lĩnh vực nhƣ quân sự; nông, lâm nghiêp; y tế; gia đình… Đồng thời cũng giới thiệu về hệ điều hành Contiki, cơ chế điều khiển, kiến trúc giao thức mạng uIP và RIME; công cụ Cooja để mô phỏng mạng cảm biến không dây.

CHƢƠNG 2. GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN RPL VÀ IPV6

RPL – IPv6 Routing Protocol for Low Power and Lossy Network là giao thức định tuyến cho mạng tổn hao năng lƣợng thấp nói chung và mạng cảm biến không dây nói riêng. Dự thảo đầu tiên về RPL đƣợc IETF đƣa ra vào tháng 8/2009 [12]. Hiện nay, giao thức RPL vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, với mục tiêu phát triển thành một chuẩn định tuyến trong tƣơng lai. Quá trình phát triển RPL cũng nhận đƣợc sự quan tâm, đóng góp của nhiều tổ chức, cá nhân đến từ những tổ chức nghiên cứu khoa học, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu trên toàn thế giới.

RPL đƣợc phát triển trên nền IPv6 nhằm đạt đƣợc những yêu cầu định tuyến sau [4, 5, 6]:

 Có khả năng mở rộng (số lƣợng, quy mô).

 Định tuyến dựa trên những thông số bị giới hạn nhƣ mức năng lƣợng,

dung lƣợng bộ nhớ,…

 Hỗ trợ tính di động.

 Hỗ trợ khả năng tự cấu hình và cấu hình từ bên ngoài.

 Hỗ trợ truyền tin multicast và anycast.

 Hỗ trợ các luồng thông tin định hƣớng đến một node trong mạng.

 Có cấu trúc mạng động.

 Hỗ trợ định tuyến theo nhiều metric khác nhau.

 Có khả năng hội tụ về thời gian. Giao thức định tuyến có tính hội tụ về

thời gian khi nó đáp ứng đƣợc những mức thời gian trễ cụ thể tƣơng ứng với những điều kiện xác định.

 Có khả năng quản lý. Khi một node mới tham gia vào mạng, node đó

phải tự động cấu hình và tham gia vào mạng mà không cần sự can thiệp của con ngƣời.

 Hỗ trợ truyền gói theo mức độ ƣu tiên và có độ tin cậy cao.

 Hỗ trợ các phƣơng thức bảo mật.

Chƣơng này sẽ trình bày tổng quan về hai nội dung chính là giao thức RPL và kiến trúc địa chỉ IPv6.

2.1. Tổng quan về giao thức định tuyến RPL

2.1.1. Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong RPL

Qua những khái niệm này, chúng ta sẽ có đƣợc cái nhìn tổng quan về các đối tƣợng, bản tin và các mối quan hệ trong mạng sử dụng giao thức RPL.

RPL xây dựng và sử dụng các DAG trong mạng để thực hiện quá trình định tuyến. Trong đó, Directed Acyclic Graph – DAG (hình 2.1) là một topo mạng mà mọi liên kết giữa các node trong DAG đều có hƣớng nhất định, hƣớng về một DAG ROOT và đảm bảo không tạo ra các vòng lặp trong DAG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá hiệu năng của giao thức định tuyến cho mạng cảm biến không dây với hỗ trợ 6LoWPAN luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)