Đầu tiên, Client gửi yêu cầu giao diện tính tổng hai số cho Server thông qua Proxy, do đây là yêu cầu không agent nên Proxy sẽ chuyển thẳng yêu cầu này đến Server dựa trên việc phân tích địa chỉ nhận của yêu cầu. Server sẽ gửi lại giao diện này cho Proxy để chuyển lại cho Client.
Tiếp theo, Client (người dùng) nhập hai số cần tính tổng và gửi yêu cầu tính tổng. Yêu cầu này được phân tích tại proxy và được proxy phân loại là yêu cầu agent. Proxy sẽ tìm kiếm agent trong bộ chứa của mình, nếu agent này chưa tồn tại sẽ yêu cầu Server gửi agent về xử lý. Khi Server nhận được yêu cầu gửi agent, nó sẽ khởi tạo các agent và gửi về Proxy. Tại Proxy, agent sẽ thực hiện tính tổng hai số và đưa kết quả để proxy chuyển về client.
4.3. Kết quả thực nghiệm
Để kiểm tra khả năng đáp ứng của hệ thống, tôi thực hiện việc đếm số lượng yêu cầu và đo dung lượng yêu cầu đến server của mô hình client – server và mô hình client – proxy – server. Kết quả sau khi chạy 2 mô hình trên được thống kê trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Số lượng yêu cầu và dung lượng đến Proxy và Server trong mô hình Client-Proxy-Server
Số lượng Client
Số yêu cầu đến Proxy - Dung lượng (Byte)
Số yêu cầu đến Server - Dung lượng (Byte)
1 5 - 2589 4 - 2068 1 15 - 7767 12 - 6204 5 20 - 10356 14 - 7249 5 30 – 15534 14 - 7249 5 35 – 18123 14 - 7249 10 45 – 23301 21 - 10873 10 50 – 25890 21 - 10873 15 80 – 41424 36 - 18640 15 100 – 51780 36 - 18640 20 150 – 77670 42 - 21747 20 200 – 103560 42 - 21747 20 300 - 155340 42 - 21747
Qua bảng số liệu có thể thấy số lượng yêu cầu mà Server phải xử lý đã giảm đi rất nhiều. Khi số lượng yêu cầu từ Client càng lớn thì tỉ lệ yêu cầu đến Server/Proxy càng giảm do các tính toán được thực hiện ngay tại Proxy bởi các agent. Như vậy, mô hình đề xuất đã đáp ứng được mục tiêu giảm tải mạng, giảm độ trễ mạng, giảm tải Server và giảm lỗi đường truyền. Kết quả này đã chứng minh được tính khả thi của mô hình đề xuất.
4.4. Một số hạn chế của mô hình
Trong hầu hết các trường hợp kiểm tra, mô hình đề xuất cho kết quả tốt hơn so với mô hình truyền thống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp. Trường hợp, khi yêu cầu không phải là yêu cầu agent, hệ thống vẫn mất thời gian kiểm tra tại proxy và kết quả trả lại cũng thông qua proxy nên thời gian đáp ứng là chậm hơn mô hình truyền thống. Thứ hai, với những yêu cầu agent đầu tiên, thời gian đợi agent được chuyển từ server về xử lý là chậm hơn so với việc xử lý trực tiếp trên server của mô hình truyền thống. Trong thực tế triển khai, chi phí ban đầu cho máy chủ proxy và hạ tầng mạng cục bộ tốn kém hơn mô hình truyền thống.
KẾT LUẬN
Kết quả đạt được
Luận văn đã nghiên cứu khá đầy đủ cơ sở lý thuyết đánh giá hiệu năng mạng và đề xuất một kiến trúc dịch vụ web với tính khả mở cao bằng cách sử dụng agent di động đưa tính toán về gần phía client. Hệ thống gồm ba phần là client, proxy và server, trong đó máy chủ proxy và client ở cùng một mạng cục bộ. Mô hình đề xuất đã đạt được các tiêu chí: Thứ nhất, proxy hoàn toàn trong suốt với người dùng. Người dùng không cần phải đăng ký hay thao tác trực tiếp với Proxy mà chỉ gửi các yêu cầu dịch vụ một cách bình thường tới máy chủ web; Thứ hai, hệ thống có tính ứng dụng cao có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng thực tế như hệ thống quản lý học sinh sinh viên, hệ thống thi trực tuyến, hệ thống hỗ trợ công việc văn phòng… Các dịch vụ web khác cũng có thể dễ dàng sử dụng; Thứ ba, hệ thống có tính linh hoạt cao, khả năng nâng cấp và mở rộng hệ thống đơn giản nhờ được thiết kế dựa trên mô hình agent và dịch vụ web.
Xây dựng được mô hình toán học để chứng minh khả năng đáp ứng của mô hình đề xuất. Bằng việc tham số hóa các đại lượng về khoảng cách địa lý, tốc độ truyền dữ liệu, dung lượng gói tin, độ trễ mạng…., công thức được rút ra đã chứng minh tính đúng đắn, hiệu quả của mô hình đề xuất.
Xây dựng thực nghiệm mô phỏng để kiểm chứng lý thuyết bằng phần mềm mô phỏng mạng NS2. Các mô phỏng thể hiện trực quan về mô hình đề xuất. Các thông số truyền vào tương tự giá trị sử dụng trên thực tế cho kết quả phù hợp với lý thuyết đã chứng minh. Các kết quả của mô hình đề xuất tốt hơn mô hình truyền thống trong nhiều trường hợp thử nghiệm.
Đã triển khai được khung kiến trúc hệ thống gồm server và proxy. Một ứng dụng nhỏ được xây dựng để kiểm tra khả năng đáp ứng của hệ thống. Các kết quả thu được cho thấy mô hình đề xuất là hiệu quả.
Tồn tại
Do thời gian còn hạn chế nên trong luận văn này còn chưa đề cập được những vấn đề:
Mô hình đề xuất mới chỉ được kiểm chứng trong quy mô mạng nhỏ nên kết quả chưa mang tính tổng quát trên mạng lớn. Để có đánh giá chính xác hơn
cần đưa hệ thống thử nghiệm trên quy mô vài nghìn máy tính ở những vùng địa lý khác nhau.
Chưa giải quyết được vấn đề lộ trình di chuyển của agent. Việc chọn lộ trình cho agent di chuyển cần có những nghiên cứu chuyên sâu làm sao để agent đến đích nhanh nhất. Phân bổ agent trên toàn mạng ra sao để có thể tìm ra agent nhanh nhất nhưng cũng tránh tăng tải mạng do sự hoạt động của agent.
Chưa nghiên cứu được vấn đề giảm lỗi và bảo mật thông tin của agent. Bản thân agent mang thông tin và dữ liệu. Trong quá trình di chuyển những thông tin và dữ liệu này có thể bị tấn công đánh cắp hoặc phá hủy do agent không đến được đích trong khoảng thời gian cho phép.
Hướng phát triển
Đây là một đề tài mang tính nghiên cứu và có khả năng áp dụng cao trong thực tế. Vì thế, trong thời gian tới chúng tôi rất muốn tiếp tục đề tài này theo những hướng phát triển như sau:
Mở rộng mô hình kiến trúc đề xuất để máy chủ Proxy có thể xử lý động trong cả trường hợp các giao thức không định danh được.
Phát triển khả năng phối hợp của các agent phục vụ cho nhiều yêu cầu xử lý khác nhau hơn nữa. Tích hợp dịch vụ của agent và dịch vụ web
Tối ưu khả năng di chuyển của agent và đảm bảo vấn đề bảo mật của agent.
Để agent hoạt động trực tiếp tại client khi không kết nối qua proxy trong một số trường hợp.
Xây dựng và triển khai một ứng dụng thực tiễn phục vụ người dùng và các dịch vụ web khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Lê Tấn Hùng, Từ Minh Phương, Huỳnh Quyết Thắng (2006), Tác tử - Công nghệ phần mềm hướng tác tử, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
2. Trần Hạnh Nhi, Lê Đình Duy, Nguyễn Đông Hà, Thái Trí Hùng, Văn Trọng Nam, Huỳnh Tấn Năng, Nguyễn Huy Thẩm, Nguyễn Thái Huy, phan Đình Thế Huân, Hồ Thị Mỹ Huyền, Lê Văn Triều (2004), Tổng quan về Mobile Agent, Đại Học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM
3. Đỗ Văn Nhơn, Nguyễn Trần Minh Khuê (2007), Xây dựng một mô hình hệ thống multi- agent và ứng dụng trong e-Learning, Tạp chí BCVT & CNTT kỳ 3 10/2007, Trang 100-107 4. Trần Đình Quế, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Nghiên cứu phát triển kỹ thuật và kiến trúc hệ phần mềm dựa trên agent cho thương lượng tự động trong thương mại điện tử thế hệ thứ 2, Báo cáo đề tài nghiên cứu 58-04-KHKT-RD, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông.
5. Trần Đình Quế (2010), Phát triển phần mềm hướng agent, Bài giảng dành cho sinh viên ngành Công nghệ Thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trang
Tiếng Anh
6. Fabio Bellifemine –Giovanni Caire–Dominic Greenwood (2007), Developing multi-agent systems with JADE, John Wiley & Sons Ltd, England
7 J. Cao, Y. Sun, X. Wang, and S. K. Das (2003) Scalable load balancing on distributed web servers using mobile agents. Journal of Parallel and Distributed Computing, 996-1005
8. G. Chen, J. Lu, J. Huang, and Z. Wu (2010). Saaas – the mobile agent based service for cloud computing in internet environment, In Proc. Sixth Int Natural Computation (ICNC) Conf, volume 6, 2935-2939
9. L. Cherkasova, (2000). Flex: load balancing and management strategy for scalable web hosting service, In Proceedings of the Fifth International Symposium on Computers and Communications.
10. M. Conti, E. Gregori, and F. Panzieri (1999). Load distribution among replicated web servers: a qos-based approach, In Proceedings of the Second ACM Workshop on Internet Server Performance.
11. E. Denti and A. Omicini (2000), A coordination infrastructure for agent-based internet applications, IEEE 9th International Workshops on Enabling Technologies: Infrastructure for Collaborative Enterpries
12. J. L. Hsiao, H. P. Hung, and M. S. Chen (2008). Versatile transcoding proxy for internet content adaptation. IEEE Transaction on Multimedia, 646-658.
13. V.-H. Nguyen, T. D. Bui, Q.-D. Vu, N. T. T. Hien (2010), Towards scalable agent based web service systems, Proc, 4th Int New Trens Information Science and Service Science (NISS) Conf, 210-213
14. Omicini, A., Zambonelli, F. (2000), Coordination infrastructure for agent-based internet application, IEEE 9th International Workshops on Enabling Technologies, Infrastructure for Collaborative Enterprises, 251-269
15. Kiet T. Tran (2013) Introduction to Web Service with Java, 1st edition
16. M. Wooldridge (2009), An Introduction to Multiagent Systems, John Wiley & Sons, England
17. Quang-Dung Vu, Ba-Binh Pham, Dinh-Hieu Vo, Viet-Ha Nguyen (2011), Performance evaluation of scalable mobile agents based web service systems, The 13th International Conference on Information Integration and Web-based Applications & Services, Ho Chi Minh, Viet Nam.
18. Z. Zhu, J.-Y. Wang, Z. Yang, and F. Lei (2005), Internet information retrieval system based on mobile agent, Proc. Int Machine Learning and Cybernetics Conf, volume 1, pages 62-66
PHỤ LỤC DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
1. Quang-Dung Vu, Ba-Binh Pham, Dinh-Hieu Vo, Viet-Ha Nguyen (2011)
Performance evaluation of scalable mobile agents based web service systems, The 13th
International Conference on Information Integration and Web-based Applications & Service. 5-7 December, Ho Chi Minh City, Viet Nam.