Phân loại dự án theo quy định của Đề án 112

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng tri thức trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 77 - 79)

CHƢƠNG 3 ƢỚC LƢỢNG DỰ ÁN PHẦN MỀM

4.1.2 Phân loại dự án theo quy định của Đề án 112

Theo ban điều hành Đề án 112, các dự án phần mềm được phân loại theo độ phức tạp dựa trên những yếu tố cơ bản sau :

1. Số lượng quy trình nghiệp vụ (BP-Business Process) : số lượng quy trình nghiệp vụ hiện hành sẽ được tin học hóa trong phạm vi của ứng dụng được xây dựng, trong đó quy trình nghiệp vụ được hiểu là quá trình thực hiện một công việc cụ thể nào đó gồm các bước thực hiện và có kết quả được ghi nhận cụ thể.

2. Số lượng các đơn vị nghiệp vụ (BU- Business Unit) : số lượng đơn vị trực tiếp thực hiện các quy trình nghiệp vụ sẽ được tin học hóa. Đơn vị nghiệp vụ ở đây

79

được tính theo mô hình tổ chức, phân công thực hiện theo các quy định hiện hành.

3. Số lượng các chức năng nghiệp vụ sẽ được tin hóa (FA- Function Areas) : số lượng các chức năng nghiệp vụ sẽ được tin học hóa trong phạm vi của ứng dụng. Việc xác định được căn cứ trên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và chức năng nhiệm vụ quy định cụ thê của từng đơn vị tác nghiệp bên trong tổ chức của đơn vị.

Dựa trên các yếu tố cơ bản trên, dự án phần mềm được phân loại như sau : STT Loại DAPM FA BP BU 1 Đơn giản 8 2 2 2 Bình thường 16 3 3 3 Phức tạp 24 4 4 4 Rất phức tạp >24 >4 >4

 Loại DAPM đơn giản : có số lượng chức năng được tin học hóa không quá 8, số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa và số lượng các đơn vị nghiệp vụ không quá 2.

 Loại DAPM bình thường : có số lượng chức năng được tin học hóa không nhỏ hơn 8 và không quá 16 chức năng, số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa và số lượng các đơn vị nghiệp vụ không quá 3  Loại DAPM phức tạp : có số lượng chức năng được tin học hóa không

nhỏ hơn 16 và không quá 24 chức năng, số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa và số lượng các đơn vị nghiệp vụ không quá 4.

 Loại DAPM rất phức tạp : có số lượng chức năng được tin học hóa không nhỏ hơn 24 chức năng, số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa và số lượng các đơn vị nghiệp vụ từ 4 trở lên.

Ví dụ về FA, BP và BU:

Xây dựng phần mềm ứng dụng nhằm tin học hóa nghiệp vụ kế toán tại 1 cơ quan, với các yêu cầu trợ giúp kế toán tài chính như sau:

80

 Xử lý, lưu trữ các chứng từ kế toán phát sinh,

 Lập sổ kế toán, các báo cáo định kỳ

 BP - Số lượng quy trình nghiệp vụ được tin học hóa = 2 a. Công tác kế toán hành chính

b. Công tác tổng hợp báo cáo tài chính, phân tích quyết toán

 BU - Số luợng đơn vị nghiệp vụ = 2

a) Phòng Kế hoạch tổng hợp (Tổng hợp báo cáo tài chính, phân bổ kinh phí cho các đơn vị trong cơ quan)

b) Phòng Tài vụ (Thực hiện công tác tài vụ trực tiếp cho các hoạt động tại đơn vị)

 FA - Số lượng các chức năng nghiệp vụ sẽ được tin học hóa. Phần mềm đáp ứng 7 chức năng

a) Kế toán vốn

b) Kế toán vật tư, tài sản c) Kế toán thanh toán

d) Kế toán vốn, quỹ và các nguồn kinh phí e) Kế toán các khoản thu

f) Kế toán các khoản chi

g) Lập các báo cáo tài chính tổng hợp

 Kết luận: Phần mềm thuộc loại đơn giản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng tri thức trong việc phát triển các dự án công nghệ thông tin Luận văn ThS Công nghệ thông tin 1.01.10 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)