Biểu đồ trên mô tả sự tương tác giữa các đối tượng O1, O2, O3, mỗi tương tác là một chuỗi các thông điệp giữa các đối tượng để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Các sự kiện được sắp xếp theo lifeline. Một thông điệp có hai loại sự kiện phát sinh: Sự kiện gửi và sự kiện nhận. Sự kiện gửi nằm ở gốc của mũi tên thông điệp nơi thông điệp rời đường lifeline của đối tượng gửi, sự kiện nhận nằm ở đầu mũi tên thông điệp nơi mũi tên đến lifeline của đối tượng nhận.
Mỗi CombinedFragment có một toán tử tương tác (Interaction Operator) sẽ định nghĩa số lượng toán hạng tương tác cho phép (Interaction Operand) và cách thức thông điệp trong CombinedFragment được đối xử. Hình 2.6 ví dụ một CombinedFragment với toán tử alt. Mỗi toán hạng tương tác mô tả một cơ chế nhóm bên trong CombinedFragment. Các toán hạng tương tác là tính năng tương tự với các tương tác, ngoại trừ việc chúng là một phần của Combinedfragment. Hình 2.6 toán tử alt có 2 toán hạng tương tác. Mỗi toán tử tương tác định nghĩa cách thức sử dụng các toán hạng tương tác trong văn cảnh của Combined Fragment. Có thể kể đến các toán tử tương tác cơ bản như: Alternative (alt), option(opt), break, parallel (par), weak sequence (seq), strict sequence(strict), negative(neg), critical region(region), ignore/consider(ignore/consider), assertiong(assert), và loop.
· Alternative: Cung cấp các lựa chọn đa dạng, tại đầu ra chỉ một lựa chọn được thực hiện, các toán hạng tương tác được đánh giá trên các tiêu chí cụ thể. Nếu một tiêu chí được đánh giá là TRUE khi và chỉ khi tất cả các tiêu chí khác của các toán hạng tương tác khác được đánh giá là FALSE. Alternative giống mô hình của cấu trúc If … then …else.
· Option: Định nghĩa các phân đoạn tương tác tùy chọn. Mô hình của opt giống với alt nhưng chỉ có một tương tác duy nhất.
· Break: Là dạng tắt của alt, một tiến trình thực thi một tương tác, nếu tiêu chí của break được thỏa mãn, thì tương tác sẽ loại bỏ thực thi bình thường của nó và thay vào đó sẽ thực thi các mệnh lệnh đặc tả bởi break.
· Parrallel: Hỗ trợ thực thi song song một tập các toán hạng tương tác.
· Loop: Biểu thị toán hạng thực thi lặp đi lặp lại và bao gồm các điều kiện để kết thúc vòng lặp.
2.2.3 Đồ thị tuần tự
Đồ thị tuần tự G(N, E) trong đó N là tập hợp các nút của đồ thị, E là tập hợp các cạnh. Mỗi nút trên đồ thị biểu diễn một thông điệp chuyển giữa hai đối tượng hoặc điều kiện trong biểu đồ tuần tự. Mỗi cạnh trên đồ thị xuất hiện khi có một thông điệp tương ứng xảy ra ngay sau thông điệp khác theo trình tự thời gian. Đỉnh của thông điệp khởi tạo một kịch bản được gọi là gốc của đồ thị, các đỉnh lá tương ứng là kết thúc trong tuần tự các thông điệp.
Ví dụ biểu đồ tuần tự ở hình 2.7 được chuyển sang đồ thị tuần tự tương ứng trong hình 2.8 như sau: