Hình 2.8: Đồ thị tuần tự tương ứng của biểu đồ tuần tự hình 2.7, xét biểu đồ tuần tự hình 2.7 ta thấy thông điệp Msg2 xảy ra ngay sau thông điệp Msg1, do vậy sẽ có một cạnh nối giữa đỉnh M1 và M2 (Cạnh M1M2). Tương tự Msg3 xảy ra ngay sau Msg2, Msg4 xảy ra ngay sau Msg3 do đó ta có được các cạnh M2M3 và M3M4.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP SINH CA KIỂM THỬ TỪ BIỂU
ĐỒ TUẦN TỰ VÀ BIỂU ĐỒ TRẠNG THÁI 3.1. Phương pháp thực hiện
Mô hình UML cung cấp rất nhiều thông tin không nên bỏ qua trong các bài thử nghiệm. Bằng cách kết hợp các thành phần UML khác nhau, các góc nhìn khác nhau của chương trình theo các bài kiểm tra được sử dụng. Chương này tập trung vào kĩ thuật để tạo ra các ca kiểm thử từ sự kết hợp của biểu đồ tuần tự và biều đồ trạng thái UML. Các thống tin trích ra được từ biểu đồ tuần tự, được bổ sung bởi các trình tự khởi tạo cho các đối tượng tham gia từ biều đồ trạng thái.
Một trong các vấn đề chính trong việc kiểm thử các chương trình hướng đối tượng là lựa chọn các ca kiểm thử để thực hiện. Trong hầu hết các trường hợp, không thể thực hiện kiểm thử chương trình với toàn bộ dữ liệu của miền đầu vào. Một cách tiếp cận thực tế là tập trung vào trình tự các thông điệp điển hình như mô hình sử dụng biểu đồ tuần tự. Việc kiểm thử dựa trên biểu đồ tuần tự là trực quan, mỗi biểu đồ tuần tự là một hoặc là một tập các ca kiểm thử. Tuy nhiên biểu đồ tuần tự là không đầy đủ, vì không cung cấp được các thông tin về thời gian trong vòng đời của chương trình. Khi các hành vi theo mô hình xảy ra sẽ không có thông tin về trạng thái và sự chuyển trạng thái của các đối tượng tham gia. Vì vậy bằng cách tiếp cận kết hợp giữa biểu đồ tuần tự với biểu đồ trạng của từng đối tượng tham gia, chúng tôi xác định được các đường kiểm tra ca kiểm thử bao gồm trình tự thực hiện các thông điệp kèm theo sự chuyển trạng thái của đối tượng trong mỗi trường hợp kiểm thử.