Mô hình hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu triển khai dịch vụ VPN,MPLS (Trang 58 - 59)

Chương 3 : Kiểm thử trên cơ sở các mô hình UML

3.4.2 Mô hình hành vi

Trong mô hình tương tác, các phần tử cơ bản đã được nói đến. Nhưng làm cách nào để nhận được các phần tử này. Với các cấu phần thương mại (COTS -

Commercial components) mà ở đó mã nguồn có thể không có sẵn, làm cách nào

ta đặc tả được các phần tử này? Không có mã nguồn, chúng ta sẽ đặc tả hành vi của một cấu phần như thế nào?

Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta cần một mô hình hành vi để đặc tả các giao diện, sự kiện và các cấu trúc dữ liệu và điều khiển của một cấu phần khi mã nguồn không có sẵn. Thậm chí khi mã nguồn đã có sẵn, mô hình hành vi có thể thể hiện các đặc điểm của một cấu phần với cách thức trừu tượng hóa. Như vậy mô hình hành vi sẽ được xử lý hiệu quả hơn. Quan trọng hơn nữa, mô hình này có thể cung cấp cách định nghĩa thống nhất để có thể đánh giá việc kiểm thử và các thuộc tính chất lượng khác. Từ đó để thu được một mô hình hành vi, ta cần một công cụ đáp ứng các khả năng sau:

 Khả năng để đặc tả các hành vi bên trong cấu phần một cách hiệu quả và chính xác.

 Được chấp nhận rộng rãi - điều này có nghĩa là khi các cấu phần của các nhà cung ứng khác nhau được kết hợp lại, nguồn lực cần thiết để tích hợp chúng có thể được quản lý trong phạm vi tối thiểu.

 Dễ đạt được - nghĩa là khi nhà cung cấp cấu phần chuẩn bị mô hình hành vi, trước tiên các hành vi đó phải được quản lý ở mức rất thấp.

 Dễ nâng cấp: Các cấu phần có thể dễ dàng được thêm, xóa, hoặc nâng cấp, các mô hình cấu phần có thể nâng cấp một cách thường xuyên, công cụ đó có thể dễ dàng được nâng cấp phản ánh những thay đổi này.

UML có thể đáp ứng chính xác vai trò theo cách ta đặc tả từ sớm. UML là một ngôn ngữ đặc tả, xây dựng, trừu tượng hóa và tài liệu hóa các giả định của những hệ thống phần mềm chuyên sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu triển khai dịch vụ VPN,MPLS (Trang 58 - 59)