Quy trình xây dựng tài liệu kiểm thử dựa trên mô hình UML

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu triển khai dịch vụ VPN,MPLS (Trang 74)

Chương 4 : Thực nghiệm kiểm thử phần mềm

4.3 Quy trình xây dựng tài liệu kiểm thử dựa trên mô hình UML

Phương pháp tổ chức các chức năng hệ thống là sử dụng các Use cases [8]. Thay vì việc đánh đề mục các yêu cầu, Rational hỗ trợ tổ chức chúng theo một chuỗi hệ thống. Điều này sẽ cung cấp sự hoàn chỉnh thống nhất và hiểu biết tốt hơn với người phát triển các yêu cầu người dùng.

Điểm đặc biệt của use cases đó là nó không phải đơn thuần là hướng đối tượng mà điều quan trọng là nó thể hiện được tính rõ ràng. Use case thể hiện các khía cạnh quan trọng sau:

 Use case có thể thể hiện các quy trình nghiệp vụ.

 Use case cũng thể hiện dưới dạng mô tả các yêu cầu phần mềm.

 Trong nguyên tắc quản lý dự án, use case được sử dụng như là cơ sở

cho sự phát triển lặp lại kế hoạch.

 Use case được nhận diện trong mô hình thiết kế như một nguyên tắc

phân tích thiết kế.

 Cuối cùng use case được tiến hành qua các chuỗi thử nghiệm và triển

khai.

 Trong nguyên tắc phát triển, use case hình thành một nghiên cứu

hướng dẫn người dùng. Use case cũng được sử dụng để định nghĩa các đơn vị sản phẩm.

Để tiến hành kiểm thử các yêu cầu trong hệ thống, nhân viên kiểm thử cần tiến hành xây dựng các tài liệu mô tả tình huống kiểm thử. Các bước tiến hành xây dựng tài liệu tình huống kiểm thử dựa trên mô hình use case có thể tiến hành theo các bước như sau:

1. Với mỗi use case, tạo đầy đủ các chuỗi use case scenario.

2. Mỗi scenario, định nghĩa ít nhất một tình huống kiểm thử và các điều kiện để “thực hiện” tình huống đó.

3. Với mỗi tình huống, định nghĩa các bộ dữ liệu phục vụ kiểm thử.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu triển khai dịch vụ VPN,MPLS (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)