Mô hình tổ chức dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến trúc của một hệ thống GIS phân tán 001 (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 2 : MÔ HÌNH HỆ THỐNG GIS PHÂN TÁN

2.2. Các gợi ý giải quyết

2.2.3. Mô hình tổ chức dữ liệu

Việc tìm ra mô hình tổ chức dữ liệu cho hệ thống GIS phân tán đứng trước nhiều lựa chọn. Có ba dạng mô hình phổ biến là mô hình tập trung, mô hình phân tán và mô hình phân tán bản sao.

Với mô hình tập trung (như hình 2.2), cơ sở dữ liệu của toàn hệ thống bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của tất cả các chuyên ngành được quản lý tập trung tại hệ thống máy chủ Trung tâm.Trung tâm có trách nhiệm quản lý dữ liệu, bảo dưỡng và tích hợp dữ liệu, điều phối hoạt động và chia sẻ dữ liệu, cho phép người dùng truy cập dữ liệu, hướng dẫn khai thác hệ thống, quản lý toàn bộ tài nguyên của hệ thống, quan trắc thu thập để cập nhật dữ liệu. Trong khi đó, các phân hệ chỉ làm việc phát triển, bảo dưỡng dữ liệu, không lưu trữ dữ liệu. Như vậy, về mặt tổ chức, các đơn vị có nghiệp vụ chuyên môn sẽ cung cấp các dữ liệu thuộc ngành mình quản lý và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của dữ liệu đó. Trung tâm chỉ chịu trách nhiệm về nghiệp vụ công nghệ thông tin và dữ liệu nền.

Hình 2.2: Mô hình dữ liệu tập trung

Theo mô hình phân tán (phi tập trung, như hình 2.3), hệ thống thông tin địa lý GIS được quan niệm như là một hệ thống gồm nhiều hệ thống con (phân hệ) tương tác với nhau. Dữ liệu GIS nền và các dữ liệu dùng chung của toàn hệ thống do một Trung tâm quản lý và cung cấp cho các hệ thống con. Các dữ liệu chuyên ngành được lưu trữ tại các phân hệ, người dùng khi tra cứu không biết dữ liệu nằm ở đâu, hệ thống sẽ tự động lấy dữ liệu qua mạng. Mô hình này không những tránh được những nhược điểm của mô hình tập trung, mà còn cung cấp cho người dùng cấu trúc rất đơn giản. Tuy nhiên, hệ thống đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng mạng ổn định 24/24 giờ trong ngày

để đảm bảo truy cập trực tuyến (on-line) trên toàn bộ hệ thống. Do đó, chi phí vận hành hệ thống sẽ cao. Mặt khác khi một phân hệ trục trặc thì ảnh hưởng đến vấn đề cung cấp thông tin của phân hệ đó cho hệ thống.

Hình 2.3: Mô hình dữ liệu phân tán

Cuối cùng là mô hình phân tán bản sao. Để tận dụng những ưu điểm của mô hình phân tán đồng thời giảm chi phí vận hành hệ thống, phù hợp điều kiện cơ sở hạ tầng mạng hiện nay của thành phố, mô hình phân tán được cải biên (Modified) thành mô hình phân tán có bản sao (replication). Trong hệ thống phân tán có bản sao, dữ liệu chuyên biệt dùng chung không chỉ được lưu trữ tại phân hệ mà còn được lưu trữ tại Trung tâm như một phiên bản thứ hai (bản sao). Mỗi khi dữ liệu được cập nhật. Mô hình này giảm được phần kinh phí vận hành mạng, khả năng cung cấp thông tin chuyên biệt dùng chung sẽ linh hoạt hơn (tại Trung tâm tích hợp hoặc tại phân hệ), khả năng cập nhật các thông tin chuyên biệt dùng chung cho dữ liệu dữ liệu nền chủ động hơn (do Trung tâm chủ động thực hiện) nhưng phát sinh kinh phí duy trì tính thống nhất dữ liệu, nghĩa là bảo đảm sự nhất quán của dữ liệu chuyên biệt dùng chung tại phân hệ với bản sao của nó tại Trung tâm. Trong trường hợp này, việc cập nhật, sao chép dữ liệu không được thực hiện tức thì mà còn có một độ trễ chấp nhận được đối với những hệ thống cụ thể.

Các ưu nhược điểm của các mô hình đều đã được nêu ra. Các phân hệ đều có một hệ thống mạng cục bộ và dữ liệu của mỗi phân hệ đều được lưu tập trung tại hệ thống máy chủ của phân hệ. Để đảm bảo cho sự hoạt động độc lập của các phân hệ và tránh việc quá tải của đường truyền cũng như việc quản lý phức tạp tại Trung tâm tích hợp thông tin Tỉnh thì dữ liệu cần phải được tổ chức theo dạng phân tán. Trung tâm chỉ quản lý các dữ liệu nền và dữ liệu tự nhiên phục vụ cho tất cả các phân hệ và các sở ban ngành. Tuy nhiên để khắc phục các nhược điểm của hệ thống phân tán thì hìnhdữ liệu chọn cho hệ thống sẽ là mô hình phân tán bản sao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến trúc của một hệ thống GIS phân tán 001 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)