Nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn quốc gia nạm ét phu lơi (NEPL) tỉnh luang pha băng, nước CHDCND lào​ (Trang 68 - 72)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3 Nguyên nhân suy giảm ĐDSH ở khu bảo tôn quốc gia NEPLTỉnh

3.3.2. Nguyên nhân gián tiếp

- Nguyên nhân gián tiếp: tăng dân số, tập quán sinh sống của người dân địa phương, sự nghèo đói và hiệu lực thi hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, một số chính sách ở trung ương và địa phương chưa đi vào cuộc sống.

- Một số chính sách địa phương chưa đi vào thực tế: Công tác quản lý nhà nước về vấn đề tài nguyên nói chung và đa dạng sinh học nói riêng chưa thực sự hữu hiệu. Nguyên nhân chính là bởi chính sách chưa rõ ràng, chưa thống nhất và cũng chưa đi sâu vào đời sống người dân địa phương. Các chính sách được soạn thảo và ban hành không đồng bộ, một số chính sách nhằm kiểm soát tài nguyên sinh vật mang tính ứng phó nhiều hơn là tính chủ đông đã hoạch định sẵn. Các chủ trương đề ra nhằm ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học, nhưng các giải pháp kiểm soát chặt chẽ của các cấp quản lý . Một số vùng dân cư, nạn săn bắt động vật trái phép và khai thác gỗ trái phép vẫn còn rất phổ biến. Số lượng động thực vật suy giảm đáng kể, thậm chí một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Tăng dân số: Tăng trưởng dân số tại các khu vực miền núi nhanh tạo ra áp lực rất lớn đối với đa dạng sinh học. Sự gia tăng dân số đòi hỏi gia tăng nhu cầu sinh

hoạt, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng và các nhu cầu cần thiết khác trong khi lượng tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là đất sản xuất cho nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn đến là phải mở rộng đất nông nghiệp, đất định cư và đất xây dựng…vào đất rừng và làm cho quỹ đất rừng giảm, các hệ sinh thái biến đổi, môi trường sống của các loài động vật bị thu hẹp.

- Tập quán sống và sinh hoạt:Một thực tế hiển nhiên là đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân phải dựa vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động săn bắt động vật hoang dã, khai thác lâm sản làm nhà, chất đốt, thuốc chữa bệnh, thức ăn hằng ngày, khai phá đất đai làm nương rẫy sản xuất lương thực,... Tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm với nhiều loại có giá trị thương phẩm cao nên khi nhu cầu thị trường đòi hỏi đã thôi thúc nhiều tầng lớp nhân dân, các tổ chức trong và ngoài địa bàn khai thác dưới mọi hình thức, cả lén lút và công khai, cả hợp pháp và bất hợp pháp.

Sự di chuyển người nghèo tới các vùng sinh sống khác đã làm thay đổi sự cân bằng dân số ở miền núi. Tập quán du canh du cư ở miền núi là nguyên nhân quan trọng làm tăng dân số ở các địa phương và ảnh hưởng rõ rệt đến đa dạng sinh học ở các vùng tiếp nhận. Sau khi đến nơi ở mới, những người di dân dù là theo kế hoạch hay di dân tự do lại khai thác lấy đấy cày cấy làm nông nghiệp, chặt cây để xây dựng nhà ở…

- Sự nghèo đói:Trên địa bàn tỉnh LuangPhabang, hơn 80 % dân số sống tại các vùng nông thôn miền núi và trong cơ cấu ngành nghề thì có đến 69.94% lao động nông nghiệp. Theo đà phát triển của đất nước, mở rộng đất canh tác nông nghiệp là quy luật tất yếu phải xảy xa khi dân số và văn hóa, xã hội ngày một phát triển. Do vậy mà diện tích đất rừng dần bị chuyển sang canh tác nông nghiệp, các loài động vật, thực vật rừng mất dần nơi sống, dần suy giảm về số lượng. Các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững như khai thác củi, lâm sản ngoài gỗ và nhiều loại khoáng sản bừa bãi, không có kế hoạch gây mất mát tài nguyên là điều khó tránh. Đặc biệt, việc săn bắt động vật hoang dã, khai thác cây dược liệu quý vì lợi ích kinh tế trước mắt là mối đe dọa lớn đối với các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao, các loài có chức năng đấu tranh sinh học – cân bằng sinh thái trong quần xã

Bảng 3.15. Tổng hợp thực thi pháp luật ở khu vực nghiên cứu

Nội dung Đơn vị/năm 2009 2010 2014 2018 Tổng cộng

Số vụ bắt giữ Vụ 61 57 82 101 301 Xử phạt hành chính Nghìn đồng 48.00 0 95.00 0 42.00 0 22.00 0 207.000 Tịch thu gỗ M3 5 23 17,6 4,492 50,092

Tịch thu xe máy Chiếc 18 19 87 94 218

Tịch thu cưa máy Chiếc 11 12 6 2 31

Súng săn Khẩu 1 1

Động vật hoang dã Kg 25 10 35

Nguồn: Thống kê, kết quả phòng vấn.

Nhìn chung số vụ bắt giữ và xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên cứu tăng theo các năm. Cụ thể số vụ bắt giữ trong năm 2004 chỉ mới có 61 vụ đén năm 2018 đã tăng gần gấp đôi với 101 vụ bị xử lý. Tương tự số lượng gỗ và xe máy bị tịch thu cũng tăng vượt trội qua các năm. Lý giải cho sự biến động tăng trên là bởi công tác tuần tra, canh giữ được nâng cao nghiêm ngặt. Kể từ năm 2014, khi bộ luật về việc xử lý hành chính đối với các trường hợp vi phạm được ban hành và chủ trương của tỉnh LuangPhabang trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh, hiệu quả của công tác kiểm soát, bảo vệ rừng nâng cao rõ rệt.

- Tác động của biến đổi khí hậu:Nhiệt độ ở tất cả các vùng của Lào đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986 – 2005), với mức tăng lớn nhất là khu vực phía Bắc, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc vào đầu thế kỷ có mức tăng phổ biến từ 0,6 ÷ 0,8oc ; vào giữa thế kỷ có mức tăng 1,3 ÷ 1,7oc, trong đó khu Bắc lào có mức tăng 1,6 ÷oc, nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc vào đầu thế kỷ có mức tăng phổ biến từ 0,8 ÷ 1,1oc, vào giữa thế kỷ có mức tăng 1,8 ÷ 2,3 oC, trong đó, tăng 2,0 ÷ 2,3oC ở khu vực phía Bắc; đến cuối thế kỷ có mức tăng 3,3 ÷ 4,0 oC ở phía Bắc. Nhiệt

độ thấp nhất trung bình và cao nhất trung bình ở cả hai kịch bản đều có xu thế tăng rõ rệt.

+ Lượng mưa năm có xu thế tăng trên phạm vi toàn quốc, lượng mưa năm vào đầu thế kỷ có xu thế tăng ở hầu hết cả nước, phổ biến từ 5 ÷ 10% vào giữa thế kỷ có mức tăng 5 ÷ 15% trong đó một số tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%; đến cuối thế kỷ có phân bố tương tự như giữa thế kỷ, tuy nhiên vùng có mức tăng trên 20% rộng mở hơn. lượng mưa năm có xu thế tăng tương tự như kịch bản. Đáng chú ý vào cuối thể kỷ mức tăng nhiều nhất có thể trên 20% hầu hết phía Bắc , phía Trung, một phần phía Nam của Lào. Lượng mưa 1 ngày lớn nhất và 5 ngày lớn nhất trung bình có xu thế tăng từ 40 ÷ 70% so với trung bình.

- Tất cả sự biến đổi về điều kiện khí hậu sẽ tác động sâu sắc tới đa dạng sinh học tại khu vực Vườn quốc gia NEPL: Mất sinh cảnh, mất không gian sống thông thường, đe dọa tới các loài nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ vốn đã nhạy cảm với môi trường sống….Do đó, cần thiết phải có các biện pháp thích ứng và phòng chống phù hợp thực hiện ngay để bảo vệ đa dạng sinh học trước sự tác động của biến đổi khí hậu tại các khu vực này.

+ Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST: các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn trong các HST trong rừng, các loài ôn đới sẽ giảm đi, cấu trúc chuỗi và lưới thức ăn cũng thay đổi.

+ BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa( sông, hồ, đầm, lầy..) qua sự thay đổi nhiệt độ nước và mức nước làm thay đổi lớn tới thời tiết ( chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, elino…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn sẽ làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm nghiệp và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bão, sóng nhiệt. lũ lụt. hỏa hoạn và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn tới các thảm họa chết người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các bệnh dịch mới, nhất là các bệnh do vectơ truyền có tỷ lệ tử vong cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn quốc gia nạm ét phu lơi (NEPL) tỉnh luang pha băng, nước CHDCND lào​ (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)