Thực trạng quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnhLuangPha băng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn quốc gia nạm ét phu lơi (NEPL) tỉnh luang pha băng, nước CHDCND lào​ (Trang 72 - 74)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Thực trạng quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnhLuangPhabang

3.4.2 Thực trạng quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnhLuangPha băng

Nhằm thiết lập một hệ thống tuần tra bảo vệ, giúp cho việc bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên rừng, kế hoạch tuần tra chi tiết hàng năm và hàng tháng được xây dựng thành các biểu lịch cho từng trạm bảo vệ rừng và Đội cơ động. Cụ thể Đội cơ động tiến hành tuần tra 2 lần /tháng (kết hợp với trạm kiểm lâm), mỗi đợt từ 5 - 7 ngày. Các trạm tuần tra theo kế hoạch 4 lần/tháng, mỗi đợt 2 - 3 ngày trong phạm vi quản lý của mình. Ngoài ra các trạm và đội cơ động thường tổ chức những đợt tuần tra đột xuất khi có yêu cầu. Giữa các trạm, đội cơ động có các qui định về phối kết hợp, ví dụ như: các trạm phải cung cấp nhân lực và trang thiết bị phối hợp khi được Đội cơ động yêu cầu để tiến hành tuần tra đột xuất trên địa bàn do trạm đó quản lý. Ngoài ra, lịch phối hợp đa ngành cũng được lập để phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm của VQG, KBT, kiểm lâm Huyện, công an Huyện, Huyện đội. Lực lượng bảo vệ rừng còn được huy động bởi các hộ gia đình tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng

- Các hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo tồn ĐDSH hiện nay ở Tỉnh Luông Pha băng, Lào;

- Đánh giá các chủ trương, chính sách phát triển có liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh;

- Phân tích hệ thống quản lý đa dạng sinh học của địa phương về tổ chức quản lý, lực lượng quản lý, những điểm mạnh, điểm yếu và nguy cơ thách thức.

- Hệ thống và hiện trạng của các khu vực bảo vệ rừng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên và VQG trên địa bàn tỉnh Luông Pha Băng đến năm 2020

Tuy vậy, thực tiễn cũng cho thấy một số tồn tại như: tổ bảo vệ rừng cấp xã rời rạc, khó khăn trong việc liên lạc, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Cơ chế hưởng lợi từ khu vực dải núi đá vôi cho người dân không thực hiện được như: việc cấp giấy phép khai thác lâm sản phụ, khai thác mật ong, đánh bắt cá. Ví dụ như, lực lượng kiểm lâm của Vườn Quốc Gia NEPL có 17 cán bộ kiểm lâm quản lý rực tiếp 10.048 ha, trong đó: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3.931 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 6.083 ha, phân khu hành chính dịch vụ: 34 ha; ngoài ra 34.702 ha vùng đệm, bao gồm các xã thuộc đầu nguồn các con sông, suối chảy vào sông khan mỗi kiểm lâm địa bàn quản lý 1 xã, do đó công tác bảo vệ rừng là rất khó khăn, chưa phân chia cụ thể phạm vi khu vực quản lý cho từng trạm, các trạm chỉ ngăn chặn tại các đường giao thông chính. Một trong những chức năng quan trọng của các VQG, KBT là nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực, bao gồm nhiều đối tượng nghiên cứu, đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu ngày càng được nâng cao.

Bên cạnh đó, Ban quản lý Vườn Quốc Gia và khu bảo tồn hiện được quản lý trực tiếp bởi Chi cục Kiểm lâm LuangPhabang, Xiengkhoang Hoaphanh nhân sự của BQL VQG, KBT phụ thuộc vào Chi cục, hàng năm Chi cục thường có những đợt luân chuyển cán bộ công chức trong lực lượng, do vậy nhiều cán bộ có kinh nghiệm công tác, được đào tạo và có chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn được Chi cục điều sang các Hạt kiểm lâm, thay vào đó là các cán bộ mới, hầu hết mới ra trường, kinh nghiệm công tác chưa có, các kiến thức về bảo tồn còn hạn chế, cần phải có thời gian đào tạo đội ngũ này, do đó trong thực hiện nhiệm vụ còn nhiều bất cập.

Hệ thống đường xá trong khu vực nghiên cứu hầu như rất khó khăn. Trừ một số tuyến đường đã được đầu tư khi xây dựng Vườn quốc gia, còn lại đường đi đến các xã trong khu vực bảo tồn gặp rất nhiều khó khăn: Đường đất, đường đồi nhiều nơi phải đi bộ. Việc đi lại giữa các thôn trong xã chủ yếu bằng các con đường mòn nhỏ men theo các sườn núi. Vì vậy rất khó tiếp cận, đặc biệt là vào mùa mưa, gây trở ngại không nhỏ cho việc tuần tra của cán bộ kiểm lâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn quốc gia nạm ét phu lơi (NEPL) tỉnh luang pha băng, nước CHDCND lào​ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)