Đặc điểm của hệ thống truyền hình số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ gia tăng trên nền tảng truyền hình di động (Trang 28 - 30)

CHƢƠNG 1 CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG

2.1. Tổng quan về hệ thống truyền hình số

2.1.2. Đặc điểm của hệ thống truyền hình số

2.1.2.1. Đặc điểm chung

Mục tiêu chính đối với tất các các hệ thống của DVB bao gồm: Thứ nhất là cung cấp nội dung thông qua mạng tới thiết bị của khách hàng một cách trong suốt. Thứ hai là sự khai thác thƣơng mại cho sự tiêu thụ nội dung một cách an toàn và hiệu quả. Thứ ba là đa chƣơng trình truyền hình trong một bộ ghép kênh số, dễ dàng thu, phát các chƣơng trình. Thứ tƣ là giá thành dịch vụ, chƣơng trình phù hợp với khách hàng. Thứ năm là đảm bảo sự phát triển tƣơng thích với các hình ảnh có độ phân giải cao nhƣ EDTV, HDTV, nhạy cảm thấp với méo giữa các kênh và tỉ số lỗi bit thấp. Cuối cùng là nó có khả năng hoạt động trong mạng đơn tần hay phạm vi phủ sóng rộng.

Trọng tâm chính công việc của DVB đảm bảo rằng nội dung có thể chuyển tín hiệu số từ những nhà cung qua những mạng “trong nhà, mạng cục bộ hay mạng toàn cầu tới những thiết bị đầu cuối.

Tuy có nhiều tiêu chuẩn DVB cho các ứng dụng dịch vụ khác nhau nhƣng tất cả đều có chung một nguyên lý cơ bản của hệ thống DVB, với ba thành phần cơ sở: Mã nguồn ghép kênh MPEG-TS, bộ tƣơng thích đầu ra, bộ tƣơng thích kênh [1].

Hình 2.1: Sơ đồ khối cơ bản cho các hệ thống truyền hình số

Đối với hệ thống DVB, tín hiệu âm thanh và hình ảnh đầu vào đƣợc mã hóa theo tiêu chuẩn MPEG-2, giải thuật MP@ML đƣợc lựa chọn. Theo một số đánh giá cho thấy bắt đầu từ tín hiệu video nguồn 4:2:2 thì có thể cho ta chất lƣợng hình ảnh tƣơng đƣợng hệ PAL đạt tốc độ khoảng 6 Mbit/s. Mã hóa tiếng nói theo tiêu chuẩn ISO/MPEG-2 dựa trên giải thuật MUSICAM với tốc độ bit đƣợc chọn vào khoảng 23 Kbit/s tới 384 Kbit/s và tốc độ bit điển hình để đạt đƣợc một chƣơng trình stereo chất lƣợng cao xấp xỉ 192 Kbit/s.

Sau khi mã hóa hình ảnh, âm thanh các tín hiệu này đƣợc đƣa vào bộ ghép kênh. Tác dụng của bộ ghép kênh là khi có nhiều chƣơng trình truyền hình cần truyền trên cùng một kênh thì dữ liệu các chƣơng trình cần đƣợc “kết hợp” lại bằng một phƣơng thức nào đó, còn ngay trong một kênh truyền duy nhất thì dòng video, âm thanh, dữ liệu cũng đƣợc ghép lại để tạo thành một chƣơng trình.

Các gói MPEG sau khi ra khỏi khối “mã nguồn ghép kênh MPEG-TS” đƣợc chuyển tới khối “bộ tƣơng thích đầu ra”. Bộ tƣơng thích đầu ra của các hệ thống DVB cung cấp các tín hiệu ngẫu nhiên và một mức cơ bản cho việc chống lỗi. Các tín hiệu ngẫu nhiên đƣợc cài vào bộ tạo dạng phổ và nó dựa trên cơ sở của bộ trộn các tín hiệu giả ngẫu nhiên nhị phân. Các gói 188 byte đƣợc ngẫu nhiên hóa, đƣợc mã hóa bởi mã đầu ra Reed-Solomon (204,188). Mã này cộng với 16 byte thêm vào

và đƣa ra khả năng sửa 8 byte lỗi ngẫu nhiên. Với tỉ số lỗi bit  2.10-4 ở đầu vào và các lỗi độc lập thì mã Reed-Solomon cho phép đạt mục tiêu chất lƣợng QEF hay hầu nhƣ không có lỗi.

Tín hiệu cuối cùng đƣợc đƣa tới bộ tƣơng thích kênh, khối này cho phép khai thác một cách hiệu quả dải tần RF với các phƣơng tiện khác nhau bằng việc sử dụng tốc độ symbol cao nhất. Các bộ tƣơng thích kênh cung cấp mã vòng xoắn trong với bộ giải mã Viterbi quyết định bằng phần mềm trừ hệ thống DVB-C, vòng xoắn trong chỉ riêng cho hệ thống DVB-T và bộ phận giải điều chế. Mã trong có độ dài không đổi là 7 hay sẽ có 64 trạng thái lƣới và tốc độ c có thể chọn trong 5 giá trị 1/2, 2/3, 3/4, 5/6, 7/8 để đạt đƣợc dung lƣợng bit yêu cầu và thuận tiện cho việc chống tạp âm và chống nhiễu. Thực tế các hệ thống DVB-S và DVB-T hoàn toàn mềm dẻo trong việc chọn tốc độ symbol, trong khi hệ thống DVB-T tối ƣu hóa với các kênh 8 MHz nhƣng cũng có thể dễ dàng chọn tần số 7 MHz hay 6 MHz bằng các tần số lấy mẫu phía thu khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ gia tăng trên nền tảng truyền hình di động (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)