3. Đối tượng tính giá thành: Vẫn là sản phẩm hoàn thành cuối cùng 4. Phương pháp tính giá thành:
Do đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là theo nhóm sản phẩm do vậy để phù hợp với từng đối tượng và phương pháp trên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp liên hợp.
(Kết hợp giữa phương pháp trực tiếp và phương pháp hệ số)
II. HOÀN THIỆN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH : SẢN PHẨM GẠCH :
1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất :
Tại công ty hiện nay có 5 loại gạch chính có qui cách, kích cỡ khác nhau nhưng được sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn, trên cùng một quy trình công nghệ như nhau và sử dụng bao gồm các loại sau:
- Gạch L 60 G (Tên gọi: Gạch Ziczăc màu ghi) - Gạch L 60 V (Tên gọi: Gạch Ziczac màu vàng) - Gạch T 100 (Tên gọi: Gạch thẻ 100)
- Gạch R 100 (Tên gọi: Gạch rỗng 100) - Gạch R 150 (Tên gọi: Gạch rỗng 150)
Tuy nhiên xét về mục đích sử dụng của từng loại sản phẩm trene thì ta có thể xếp vào 2 nhóm sản phẩm như sau:
+ Gạch L 60 G + Gạch L 60 V Nhóm 2: nhóm gạch xây bao gồm: + Gạch T 100 + Gạch R 100 + Gạch R 150
Như vậy theo phương án hoàn thiện thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là theo từng nhóm sản phẩm (nhóm gacgh lát và nhóm gạch xây)
2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Theo từng nhóm sản phẩm (nhóm gacgh lát và nhóm gạch xây) 3. Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành - Đối tượng tính giá thành vẫn là sản phẩm cuối cùng - Phương pháp tính giá thành là phương pháp liên hợp 4. Hạch toán chi phí sản xuất
4.1 - Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Như đã trình bày ở phần 2 hiện nay công ty sử dụng TK 1541 để hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. trong đó TK 1541 vừa theo dõi tổng hợp cho tất cả sản phẩm vừa theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm.
VD: TK 1541 theo dõi cho sản phẩm L60 G, L60V, T100,R100,K150
với phương pháp hạch toán như trên thì việc kiểm tra theo dõi cho từng đối tượng chịu chi phí vật liệu trực tiếp sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là khi công ty phát triển mở rộng quy mô sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách khác nhau.
+ Vậy để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp một cách dễ dàng, phù hợp với chế độ kế toán hiện nay. Công ty nên ở TK 621 “Chi phí vật liệu trực tiếp“ cuối
quý kết chuyển hay phân bổ vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” theo từng đối twongj phục vụ cho công tác tính quá trình được thuận lợi hơn.
* Trình tự hạch toán :
- Từ các phiếu xuất kho số 01 - 05 kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ 4.2 HaÛch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tại công ty đang sử dụng TK 1542 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo dõi cho tất cả sản phẩm và từng loại sản phẩm. Như vậy để thuân lợi cho việc tính giá thành sau này công ty nên mở TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Cuối quý kết chuyển vào bên nợ Tk 154 và phân bổ cho từng đối tượng hạch toán.
* Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Tiêu thức tính lương:
Lương = Qsx x G (G: Đơn giá tiền lương) Hạch toán các khoản trích theo lương
Quỹ lương cơ bản = Hệ số lương của CN trực tiếp sản xuất
x Lương cơ bản x 3 Tháng
Quỹ lương cơ bản = 47,1 x 180.000 x 3 = 254.34000 4.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
a. Chi phí nhân viên phân xưởng: TK sử dụng 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng” Như đã trình bày tại phần 2 toàn bộ chi phí nhân viên phân xưởng số liệu quý 4/2004 phát sinh tại phân xưởng là 22373610.
- Phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho 2 nhóm sản phẩm theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
b. Chi phí nhiên liệu : TK 6272
Phân bổ chi phí nhiên liệu cho 2 nhóm sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
c. Chi phí công cụ - dụng cụ: TK 6273: Phân bổ chi phí công cụ - dụng cụ cho 2 nhóm sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
d. Chi phí kế hoạch tài sản cố định tại phân xưởng : TK6247: Phân bổ chi phí kế hoạch tài sản cố định cho 2 nhóm sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
đ. Chi phí dịch vụ mua ngoài :TK 6277: Phân bổ chi phí công cụ - dụng cụ cho 2 nhóm sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
e. Chi phí bằng tiền khác: TK 6278: Phân bổ chi phí bằng tiền khác cho 2 nhóm sản phẩm theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÝ 4/2004 NỘI DUNG CHI PHÍ GẠCH LÁT GẠCH XÂY
Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nhiên liệu
Chi phí CC- DC Chi phí KHTSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác 11937231
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cuối quý kế toán kết chuyển vào TK 154 theo từng đối tượng
Nợ TK 154: 383178610 CT 154 gạch lát : 204441371 154 gạch xây: 178737239 Có TK 627 : 383178610 CT 627 gạch lát: 204441371 627 gạch xây: 1t78737239 5. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 5.1 tập hợp chi phí sản xuất
Cuối quý đến kỳ tính giá thành kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng đẻ chuẩn bị cho việc tính giá thành sản phẩm
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT QUÝ 4/2004
Nội dung chi phí tài khoản đối ứng TK 154(gạch lát) TK 154 (gạch xây) 5.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Do chu kỳ sản xuất sản phẩm của công ty tương đối nắn nên công ty không áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Tuy nhiên trong thực tế công ty vẫn có sản phẩm dở dang nghĩa là sản phẩm sau khi sản xuất xong phải chờ 4 ngày sau mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nghiệm thu nhập kho như vậy để đảm bảo cho việc tính giá thành kịp thời vào cuối mỗi quý công ty để đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm dở dang
Căn cứ vào mức độ hoàn thành của sản phẩm vào cuối kỳ tại công ty nên chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương.
Giá trị sp
d2 ckỳ = Giá trị d2 ĐK + CP phát sinh trong kỳ x SLSP d2 ck x %
hoàn thành
S.lượng SP hoàn + SLSP x % hoàn thành t.đương d2 ck thành
- Số lượng sản phẩm dở dang đến ngày 31/12/2004 là: gạch rỗng R 150 = 17600 viên mức độ hoàn thành 90% * Hệ số quy ước sản phẩm tại công ty như sau:
- Ziczăc ghi (L 60 G) = 1 - Rỗng R 100 = 5,3 - Ziczăc vàng (L 60 V) = 1,18 - Rỗng R 150 = 6,75 - Thẻ T 100 = 1
Số lượng sản phẩm qui đổi = số lượng sản phẩm loại i x hệ số quy đổi loại i
+ Đối với sản phẩm hoàn thành được quy đổi như sau L 60 ghi = 53860 x 1 = 53860 viên
L 60 vàng = 359500 x 1,18 = 424210 V Thẻ T 100 = 1124100 x 1 = 1124100 Rỗng R100 = 198200 x 5,3 = 1050460 Rỗng R150 = 724400 x 6,75= 488700 + Đối với sản phẩm dở dang
R150 = 17600 x 6,75 = 118800
+ Công ty không có sản phẩm dở dang đầu kỳ
1124100 + 1050460 + 118000 x 90% 5.3 Tính giá thành sản phẩm
1 đơn vị sản phẩm qui đổi = p2 đk + chi phí FS trong kỳ - DDCK số lượng sản phẩm qui đổi
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại công ty sản xuất gạch Block Đà Nẵng được sự hướng dẫn của thầy giáo Tiến sĩ Trương Bá Thanh với sự giúp đỡ của các anh chị phòng tài chính kế toán tại Công ty em đã đi sâu vào tìm hiểu và hoàn thành đề tài này.
về mặt lý luận thì đề tài này cũng không có gì mới, những ý kiến đề xuất chưa thật hiệu quả cũng như do trình độ của em còn nhiều hạn chế. Nhưng đó cũng là sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của bản thân em với hy vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện bộ máy kế toán tại công ty cũng như công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch của Công ty.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Thị Kim Hoa, Ban giám đốc, các phòng ban và các anh chị tại phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2005 Sinh viên thực hiện