Lưu đồ Thuật toán Kết xuất Tiêu chí Chất lượng Hình ảnh Âm thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mô phỏng đánh giá chất lượng dịch vụ trên mạng MPLS (Trang 99 - 101)

Chi tiết mã nguồn trên Visual FoxPro, xin tham khảo phụ lục C.

4.4 Kết quả và Đánh giá

Thực nghiệm mô phỏng đã được tiến hành trên 3 mẫu file video của 3 đoạn phim có độ dài 3600s (xem phần 4.1) đã được mã hoá luồng theo chuẩn H.263, tốc độ bit 256kbps, với tốc độ bit tại nút 1 biến đổi từ 344kbps đến 844kbps, bước biến đổi là 10kbps, tổng băng thông yêu cầu từ 1Mbps đến 1,5Mbps tương ứng với độ tắc nghẽn

F „NOT FOUND‟ „FOUND‟ Start LostCount[„I‟/‟P‟/‟PB‟] := 0 LostAmount[„I‟/‟P‟/‟PB‟] := 0 Current := 1 Finish T Current > Count of Input

CurSeq = Seq of Input[Current]

FIND(CurSeq, Seq of Output ) INC(LostCount[LostPacketType]) LostAmount[LostPacketType] += LostPacketSize LostPacketType := Type of Input[Current] LostPacketSize := Size of Input[Current] INC(Current )

99

từ 0% đến 150%.Thực nghiệm được tiến hành trên hai mô hình: có sử dụng MPLS và không sử dụng MPLS. Từ thực nghiệm, tác giả rút ra được một số kết quả như sau:

4.4.1. Các tiêu chí thời gian

Tất cả các file log thu được từ việc chạy chương trình mô phỏng trên NS2 trên cả hai mô hình với các những độ tắc nghẽn khác nhau đều được đưa vào để chạy chương trình mô phỏng Máy trạm định luồng (xem phụ lục B) với rất nhiều các cặp giá trị Số Khung hình cực tiểu/Số khung hình Cực đại khác nhau. Tuy nhiên, tác giả đã không thu được những kết quả mong muốn để đánh giá được các tiêu chí này trên 2 mô hình. Các file log trạng thái mô phỏng không chứa bất cứ một trạng thái BUFFER nào, đồng nghĩa với việc không thể thống kê các tiêu chí thời gian đã lựa chọn.

Từ trạng thái trên, tác giả kết luận rằng tất cả các gói tin (cũng là các khung hình) đã đến lối ra theo đúng thứ tự và tại các thời điểm phù hợp, hay nói chính xác hơn là các khoảng cách thời gian đến (interval time) giữa các gói tin nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách thời gian giữa các gói tin phát đi, nói cách khác là không tồn tại độ trẽ thời gian đến của gói tin. Điều này được lý giải là do tính chất của giao thức UDP: Giao thức sẽ không đảm bảo được các gói tin chắc chắn sẽ đến được đích mà chỉ cố gắng duy trì thứ tự đến và khoảng cách thời gian đến, các gói tin có thể được xoá bỏ (drop) nếu không thể duy trì các yêu cầu trên trên chính nó hay các gói tin kế tiếp.

Như vậy, với việc sử dụng giao thức UDP thuần tuý, các tiêu chí thời gian là không thể đánh giá được và vì thế không thể đánh giá được hiệu quả của mô hình sử dụng MPLS so với mô hình không sử dụng MPLS.

Hậu quả của tắc nghẽn đối với hệ thống định luồng sẽ chỉ là việc mất mát các gói tin, tức là tiêu chí Chất lượng hình ảnh, Âm thanh.

4.4.2. Độ mất mát gói tin

Từ các file log ghi lại thời gian đến của các gói tin trong tất cả các trường hợp, tác giả tiến hành các thống kê các gói tin theo 3 loại gói tin: Gói tin I, gói tin P và gói tin PB. Chương trình thống kê được thể hiện trong phụ lục C và Kết quả thu được được thể hiện trong phụ lục C. Kết quả thể hiện trong 6 bảng theo 3 đoạn phim và 2 mô hình mạng: có MPLS và không MPLS.

Từ các kết quả, tác giả rút ra được một số đánh giá sau :

1. Trong mô hình mạng truyền tải không sử dụng MPLS, độ mất mát gói tin tăng tuyến tính khi độ tắc nghẽn tăng.

Trên hình 4.10 thể hiện đồ thị liên quan đến Độ mất mát gói tin với độ tắc nghẽn mạng.

100

Như trên đường biểu diễn cho 3 đoạn phim khác nhau, đồ thị mất mát gói tin có thể được chia làm 2 phần, đoạn có độ tắc nghẽn 0 đến 25%, và từ 25% trở lên. Đoạn thứ nhất có độ dốc cao hơn hẳn so với đoạn thứ hai.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 Độ tắc nghẽn ( % ) Đ m t m á t g ó i ti n ( % )

Công viên Kỷ Jura Ngài Bean Aladdin và cây đèn thần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu mô phỏng đánh giá chất lượng dịch vụ trên mạng MPLS (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)