Kết quả lấy ý kiến của người dân về công tác cấp GCN của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định​ (Trang 84 - 99)

huyện Nam Trực giai đoạn 2017 - 2019

TT Tổng hợp nội dung phỏng vấn

Đúng Sai Không biết

Phiếu Tỷ lệ

(%) Phiếu Tỷ lệ

(%) Phiếu Tỷ lệ (%)

1 Những hiểu biết chung về

GCN 61 76,25 6,00 7,50 13 16,25

2 Về điều kiện cấp GCN 51 63,75 11,00 13,75 18 22,50 3 Về trình tự, thủ tục cấp

GCN 49 61,25 10,00 12,50 21 26,25

4 Về nội dung ghi trên GCN 55 68,75 9,00 11,25 16 20,00

5 Về ký hiệu 46 57,50 21,00 26,25 13 16,25

6 Về cấp mới 52 65,00 6,00 7,50 22 27,50

7 Về thẩm quyền cấp GCN 58 72,50 5,00 6,25 17 21,25

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2019)

Qua bảng 3.16 cho thấy:

- Kết quả mức độ hiểu biết chung về GCN có 76,25% người dân trả lời đúng; số phiếu sai là 7,5%; số phiếu người dân không biết là 16,25%.

- Về điều kiện cấp GCN: số hộ trả lời đúng đạt 63,75%; số câu trả lời sai là 13,75%; số phiếu không biết là 22,50%.

- Về trình tự, thủ tục cấp GCN: Có 61,25% hộ đã trả lời đúng, 12,50% hộ trả lời sai; 26,25% số phiếu trả lời không biết.

- Về nội dung ghi trên GCN: 68,75% các hộ được phỏng vấn trả lời đúng, 11,25% số phiếu trả lời sai, 20% số phiếu trả lời không biết.

- Về kí hiệu loại đất: Số hộ trả lời đúng đạt 57,50%; 26,25% trả lời sai và 16,25% trả lời không biết.

- Về cấp mới: Số hộ trả lời đúng chỉ chiếm 65%, số phiếu trả lời sai là 6,50%, số phiếu trả lời không biết là 27,50% .

- Về thẩm quyền cấp GCN: 72,50% số hộ đã trả lời đúng, 6,25% số phiếu trả lời sai, 21,25% số phiếu trả lời không biết.

Qua bảng 3.18 cho thấy ở mỗi chỉ tiêu khác nhau thì mức độ hiểu biết của người dân cũng khác nhau. Để đẩy nhanh tiến độ của công tác cấp GCNQSDĐ cần phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác cấp giấy nói riêng và văn bản pháp luật nói chung.

3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp GCN tại huyện Nam Trực quả công tác cấp GCN tại huyện Nam Trực

3.4.1. Thuận lợi

Nhận thức của cán bộ và nhân dân về pháp luật đất đai nói chung và chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nói riêng ngày càng được nâng cao.

Các loại giấy tờ liên quan đến cấp GCN đã được sử dụng theo mẫu thống nhất nên đã tạo nhiều thuận lợi cho người sử dụng đất đi đăng ký cấp GCN và các cán bộ thực hiện công tác này.

Niêm yếu công khai trình tự, thủ tục ngoài việc rút ngắn được thời gian làm thủ tục thì cũng giảm bớt được gánh nặng cho đội ngũ chuyên viên, cán bộ văn phòng để từ đó tập trung hơn vào chuyên môn, công tác của mình.

Công tác quản lý đất đai từ cấp xã cơ sở đến huyện ngày càng chặt chẽ, UBND huyện đã quan tâm nhiều hơn đến công tác cấp GCN cho người sử dụng đất.

Công tác tuyên truyền pháp luật cũng được chú trọng, giúp cho nhiều người dân ngày càng hiểu rõ hơn về pháp luật đất đai và thủ tục hành chính trong công tác cấp GCN cũng như đã ý thức được quyền và nghĩa vụ của việc đăng ký cấp GCN, đặc biệt là lợi ích của GCN đem lại.

Cơ sở vật chất và kĩ thuật của huyện được nhà nước bổ sung và cập nhật các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin mới giúp cho công tác cấp GCN giảm bớt gánh nặng và thời gian các thủ tục được rút ngắn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng đất.

3.4.2 Khó khăn và hạn chế

Nguồn nhân lực rất mỏng mà khối lượng công việc chuyên môn hàng ngày nhiều là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công việc.

Sự nhận thức của công dân về công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận còn chưa đầy đủ ảnh hưởng không hề nhỏ tới chất lượng của công tác cấp GCN.

Phần lớn các thửa đất chưa được cấp GCN lần đầu thường có nguồn gốc không rõ ràng; đất đang tranh chấp hoặc có một phần thưả đất đang lấn chiếm mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xử lý nên không đủ cơ sở pháp lý để cấp GCN.

Phần mềm phục vụ công tác chưa sử dụng được: UBND xã đã nhận được mã phần mềm, tuy nhiên phần mềm sử dụng không ổn định, chưa nhập được số liệu.

Các trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận chủ yếu là những hồ sơ tồn đọng, kéo dài trong nhiều năm, hồ sơ vướng mắc, công dân không bổ sung được giấy tờ, hồ sơ không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo văn

bản pháp luật hiện hành (như không phù hợp quy hoạch, tranh chấp…) hoặc hồ sơ mất giấy tờ chứng minh đã nộp nghĩa vụ tài chính dẫn đến những khó khăn trong việc xem xét nghĩa vụ tài chính của công dân khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Trình độ chuyên môn, năng lực công tác của cán bộ địa chính cấp xã còn hạn chế về chuyên môn và công nghệ thông tin.

3.4.3. Giải pháp

- Đối với những điểm nóng có tỷ lệ và số lượng cấp GCN thấp cần tuyên truyền cho người dân nắm được vai trò quan trọng của GCN và huy động nguồn nhân lực hoặc ký hợp đồng thêm nhân lực để giải quyết cục bộ trong công tác thực thi công việc.

- Xây dựng kế hoạch cần cấp GCN cụ thể cho cơ sở trên địa bàn xã theo chỉ tiêu phân bổ của UBND huyện và yêu cầu kê khai cấp GCN của người dân để phân khai cụ thể cho từng quý, từng tháng trong năm.

- Thủ tục kê khai cấp GCN càng đơn giản, gọn nhẹ thì nhân dân mới hăng hái thực hiện. Vì vậy cần giảm bớt những thủ tục rườm rà gây phiền hà cho nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân thực hiện việc kê khai đăng ký.

- Bổ sung thêm viên chức học chuyên ngành quản lý đất đai, có thời gian thâm niên công tác trong lĩnh vực đất đai để kiện toàn tổ chức cho phòng, ban thực hiện nhằm hoàn thành tiến độ cấp GCN và giải quyết những vướng mắc trong quá trình cấp GCN theo quy định của Nhà nước.

- Hoàn thiện và cập nhật hồ sơ sổ sách theo đúng quy định, đồng thời hoàn chỉnh và bổ sung cập nhật các dữ liệu địa chính để quản lý trên hệ thống máy tính qua các phần mềm đang sử dụng như Microstasion, Vlis...

- Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào công tác cấp GCN ở địa phương, ưu tiên đón đầu các thành tựu khoa học công

nghệ tiên tiến nhằm tăng hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và cập nhật những biến động trong lĩnh vực đất đai.

Với những diện tích đất tồn đọng khác chưa được cấp GCN thì phải tiến hành giải quyết nhanh không kéo dài thời gian. Để giải quyết các tồn đọng, tranh chấp khiếu nại thì phải bám sát luật đất đai và những quy định cụ thể của huyện. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại phải công khai minh bạch, có thể giải quyết trực tiếp, có thể trả lời bằng các đơn thư cho người sử dụng đất…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác cấp GCN là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện đã và đang được triển khai theo đúng quy trình mà Nhà nước quy định. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Nam Trực đã được cấp GCNQSDĐ trong phạm 20 đơn vị hành chính. Tính đến 31/12/2019 đạt kết quả như sau:

* Cơ cấu sử dụng đất năm 2019 huyện Nam Trực: Đất nông nghiệp

chiếm 64,90%, đất phi nông nghiệp chiếm 30,24%, đất chưa sử dụng chiếm 0,36%.

* Kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

- Số giấy chứng nhận đã được cấp trên toàn huyện là 28.094 GCN chiếm 96,77% tổng số GCN cần cấp trên địa bàn huyện.

- Diện tích đất đã được cấp GCN là 5.633.80 ha chiếm 95,26% so với tổng diện tích đất cần cấp trên địa bàn huyện.

+ Đất ở: Đã cấp được 17.494 GCN với diện tích là 225,57 ha.

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Đã cấp được 1.523 GCN với diện tích là 231,4 ha.

+ Đất lâm nghiệp: Đã cấp được 8.738 GCN với diện tích là 4.901,56 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản: Đã cấp được 138 GCN với diện tích là 25,43 ha. + Đất chuyên dùng: đã cấp được 201 GCN với diện tích là 249,84 ha. - Số lượng tồn đọng không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 59 trường hợp với diện tích 12,11 ha.

* Công tác cấp giấy chứng nhận qua ý kiến của cán bộ quản lý và người dân: Cho thấy ở mỗi chỉ tiêu khác nhau thì mức độ hiểu biết của cán

bộ quản lý và người dân cũng khác nhau. Nhưng về mặt bằng chung tất cả cán bộ quản lý và người dân đều nắm rõ về các nội dung của công tác cấp GCN.

2. Kiến nghị

- Đối với những trường hợp hồ sơ tranh chấp, lấn chiếm, chưa đủ điều kiện giấy tờ cấp GCNQSDĐ: thì thẩm định lại diện tích, xác định phần diện tích lấn chiếm, hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện giấy tờ còn thiếu để cấp giấy chứng nhận cho hộ đó.

- Phải tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng định hướng chủ trương của đảng và Nhà nước về quản lý và sử dụng đất.

- Tập trung bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao trình độ chuyên môn sâu để phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó phải thường xuyên quán triệt thái độ làm việc nghiêm túc của các cán bộ với người dân. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền luật đất đai cho nhân dân để nắm vững luật đất đai, trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 2004.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 09/2007/TT-TNMT ngày 08/02/2007 về việc hướng dẫn chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính,2007.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư 06/2007/TT-TNMT ngày 02/07/2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/NĐ-CP.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008) Báo cáo tình hình chấp hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014) Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

8. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

9. Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nam Trực, Báo cáo kết quả công tác năm 2018, 2019.

10. Chính phủ (1993) Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp.

11. Chính phủ (2013) Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai.

12. Chính phủ (2007) Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

13. Chính phủ (2009) Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

14. Chính phủ (2011) Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/2011 về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

15. Nguyễn Thị Dung (2010). Đảm bảo minh bạch của thị trường bất động sản- Pháp luật một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học số 08 (123).

16. Luật Đất đai (2013), Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

17. Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

18. Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

19. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2005). Giáo trình thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Đặng Ngọc Tiến (2019), luận văn thạc sỹ Quản lý đất đai về đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắp liền với đất đai trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí

Minh.

21. Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

22. Phạm Phương Nam, Nguyễn Văn Quân (2014). Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hà Nội, ngày 01 tháng 8 nãm 2014.

23. Quốc Hội (2013), luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13 thông qua ngày 29/11/2013 tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014.

24. Đinh Dũng Sỹ (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đất của người sử dụng đất: Thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10/2003).

25. UBND tỉnh Nam Định (2014), Quyết định số 32/2014QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2020.

26. UBND tỉnh Nam Định (2018), Quyết định số 301 QĐ-UBND ngày 1/2/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Nam Trực.

27. UBND huyện Nam Trực, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội, An ninh - Quốc phòng năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2019.

28. UBND huyện Nam Trực (2018), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất năm 2018.

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

(Dùng chung cho cán bộ quản lý đất đai và người dân)

Phục vụ đề tài: “Đánh giá tình hình đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện nam trực, tỉnh nam định​ (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)