Trạm truy cập
Tất cả các thành phần có thể kết nối tới một môi trƣờng không dây trong một mạng đều đƣợc coi là các trạm truy cập. Tất cả các trạm truy cập đều yêu cầu phải có card mạng không dây (WNIC). Các trạm truy cập thuộc một trong hai loại sau: trạm khách không dây hoặc Access Point.
Điểm truy cập – Access Point (AP)
AP là trạm truy cập trong hệ thống mạng không dây có nhiệm vụ truyền và nhận tần số radio không dây cho phép các thiết bị liêc lạc đƣợc với nhau.
Trạm khách không dây
Trạm khách không dây có thể là các thiết bị di động nhƣ máy tính xách tay, PDA, điện thoại IP hoặc các thiết bị cố định nhƣ máy tính để bàn, các thiết bị làm việc đƣợc trang bị card mạng không dây
Bộ dịch vụ cơ sở
Một Bộ Dịch vụ cơ sở (BSS- Basic Service Set) là một tập các trạm truy cập có thể liên lạc đƣợc với nhau. Có hai kiểu BSS: BSS độc lập và BSS hạ tầng. Tất cả các BSS đều có một mã ID đƣợc gọi là BSSID, đây chính là địa chỉ MAC trong thiết bị AP.
Bộ dịch vụ cơ sở độc lập
Bộ cơ sở độc lập là những mạng ad-hoc không có các thiết bị Access Point. Do không sử dụng thiết bị Access Point nên chúng không có khả năng kết nối với bất kỳ một Bộ dịch vụ cơ sở nào khác.
Bộ dịch vụ cơ sở có cấu trúc
Một bộ dịch vụ cơ sở có cấu trúc có thể liên lạc với các trạm khác không cùng trong một bộ dịch vụ cơ sở bằng cách liên lạc qua các thiết bị Access Point.
Bộ dịch vụ mở rộng (ESS) là một tập các BSS đƣợc kết nối. Các Access Point là một bộ dịch vụ mở rộng đƣợc kết nối bởi hệ thống phân phối. Mỗi ESS có một định danh ID và đƣợc gọi là SSID là một xâu ký tự có độ dài tối đa 32 byte.
Hệ thống phân phối
Một hệ thống phân phối thực hiện kết nối các Access Point trong một bộ dịch vụ mở rộng. Một hệ thống phân phối thông thƣờng là một mạng LAN có dây nhƣng cũng có thể là một mạng LAN không dây.
3.3.6 Các kiểu mạng không dây
Có hai kiểu mạng không dây là ngang hàng (peer-to-peer) và ad-hoc