Luận văn đã đề cập đến hệ thống thông tin quang ghép kênh theo bước sóng; khuếch đại quang sợi pha tạp Eribium và việc khảo sát một số tham số quan trọng của EDFA; mô hình hệ thống song công sử dụng quang sợi EDFA cùng các linh kiện liên quan; tính toán, khảo sát hệ thống thông tin quang. Kết quả cụ thể của luận văn, ngoài phần tổng hợp kiến thức là:
1.1 Kết quả khảo sát một số tham số quan trọng của EDFA:
- Khảo sát phổ ASE: Kết quả khảo sát trên sợi có chiều dài 6m và 4,5m nồng độ pha tạp 2500pmm cho thấy: Với sợi 6m, phổ ASE có cực đại trong vùng bước sóng 1560nm (λpeak=1557,8nm Ppeak= -23,28dBm) khi công suất bơm là 50mA, cực đại này sẽ chuyển dần về vùng bước sóng 1530nm (λpeak=1531,6nm Ppeak= -11,29dBm) khi ta tăng công suất bơm lên 100mA. Kết quả khảo sát trên sợi 4,5m cũng tương tự. Điều này rất phù hợp với lý thuyết, được giải thích là do hệ số hấp thụ và phát xạ trong hai vùng này là khác nhau.
- Khảo sát công suất nhiễu ASE và thông số tạp âm: Sợi 6m, nồng độ pha tạp 2500ppm kết quả ở bảng 2.2; Sợi 4,5m, nồng độ pha tạp 2500ppm kết quả ở bảng 2.3;
- Khảo sát hệ số khuếch đại: Với công suất của tín hiệu vào chưa được khuếch đại vào cỡ -6dBm đến -7dBm, được lấy theo giá trị trung bình của các lần đo là -6,49dBm; EDFA có sợi 6m nồng độ pha tạp 2500ppm; EDFA có sợi 4,5m nồng độ pha tạp 2500ppm được kết quả lần lượt trong bảng 2.2 và bảng 2.3. Kết quả này được biểu diễn dưới dạng đồ thị tại hình 2.19.
Ta thấy hệ số khuếch đại G của bộ khuếch đại tăng theo hàm e mũ khi tăng công suất bơm. Ngoài ra ta cũng thấy sự phụ thuộc của tham số này vào độ
dài của sợi pha tạp: Bộ khuếch đại dùng sợi có chiều dài dài hơn thì có hệ số khuếch đại lớn hơn.
- Băng tần khuếch đại: Thấy được băng tần khuếch đại của EDFA sợi 4,5m nồng độ pha tạp 2500ppm được khảo sát nằm trong khoảng 1524-1560nm hay dải khuếch đại là 36nm rất thích hợp với cửa sổ thông tin thứ 3 (1550nm).
1.2. Đã đưa ra 03 mô hình truyền song công sử dụng EDFA với các ứng dụng khác nhau, từ đó có thể xây dựng 04 mô hình khác truyền song công khác sử dụng EDFA.
1.3. Tính toán, khảo sát hệ thống.
Đã xây dựng được phần mềm tính toán bằng ngôn ngữ VisualBasic, được đóng gói dạng chương trình cài đặt để phục vụ tính toán, khảo sát. Chương trình có thể thực hiện:
- Tính toán khoảng lặp cực đại theo công suất và tán sắc, lưu kết quả ra tệp để sử dụng vào các mục đích tiếp theo.
- Tính toán để khảo sát sự phụ thuộc của khoảng cách lặp cực đại vào công suất phát.
- Tính toán để khảo sát sự phụ thuộc của khoảng cách lặp cực đại vào độ nhạy thu.
- Tính toán để khảo sát sự phụ thuộc của khoảng cách lặp cực đại vào hệ số suy hao quang sợi.
- Tính toán để khảo sát sự phụ thuộc của khoảng lặp cực đại vào tốc độ truyền dẫn.
- Tính toán để khảo sát sự phụ thuộc của khoảng lặp cực đại vào suy hao tại các phần tử trên mạng.
Việc thực hiện một ví dụ tính toán cụ thể đã kiểm chứng được phần tính toán với lý thuyết,