1. phân tích kinh doanh nông nghiệp là một công cụ quản lý kinh doanh quan
trọng và thiết yếu góp phần đả m bảo sự ổn định và phát triển của cơ sở kinh doanh
nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
2. Phân tích kinh doanh nông nghiệp nhằ m đánh giá đúng tình hình sản xuất kinh
doanh, phát hiệ n các cơ hội và tiề m năng chưa được khai thác và đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn.
3. Các phương pháp phân tích kinh doanh thường sử dụng bao gồm: phương pháp
chi tiết hóa; phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp phân tíc h cận biên, phương
pháp phân tổ, phương pháp thay thế liên hoàn. Việc lựa chọn phương pháp phân tích
tùy thuộc vào mục đích, nộ i dung và đối tượng phân tích.
4. Phân tích kinh doanh nông nghiệp tập trung vào các nội dung chủ yếu: khả
năng tài chính của cơ sở kinh doanh nông nghiệp, công tác quản lý doanh nghiệp, tình
hình xác định và lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, chiến lược và kế hoạch
kinh doanh, công nghệ kết hợp các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra, sự phát triể n củ
các ngành sản xuất và dịc h vụ, thị trường và tiêu thụ sản phẩm, hiệ u quả kinh doanh
của cơ sở kinh doanh nô ng nghiệp.
5. Phân tích kinh doanh nông nghiệp là một công việc phức tạp đòi hỏi phải được
tổ chức thực hiện một cách có kế hoạch và cẩn trọng. Công tác này đòi hỏi đội ngũ cán
bộ phân tích kinh doanh có trình độ, năng lực, có kinh nghiệ m và tâm huyết. Các cơ sở
kinh doanh nông nghiệp cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phân tích kinh doanh
để đáp ứng yêu cầu của quản lý kinh doanh trong nền kinh tế với sự cạnh tranh ngày
càng gia tăng.