Vấn đề đo đánh giá chất lượng video trong các ứng dụng đa phương tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương pháp đánh giá chất lượng video trong các ứng dụng đa phương tiện luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông (Trang 25 - 30)

Như đã đề cập, hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ đã triển khai và cung cấp cho khách hàng hàng loạt các ứng dụng đa phương tiện, trong đó chủ yếu là các dịch vụ liên quan đến truyền hình ảnh. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế, vấn đề đo đánh giá chất lượng video trong các ứng dụng này lại không được quan tâm nhiều. Việc đo đánh giá chất lượng video chỉ thực hiện một lần sau khi triển khai, do nhà thầu cung cấp hệ thống phối hợp thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, còn trong quá trình khai thác không thực hiện đo đánh giá định kỳ để đảm bảo chất lượng luôn ổn định và đảm bảo. Việc đảm bảo cung cấp mức chất lượng video phù hợp trong các ứng dụng đa phương tiện cho khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam hiện nay vẫn đang dựa trên phản ánh, khiếu kiện của khách hàngmà không phải từ kết quả đo kiểm đánh giá chất lượng định kỳ.

28

CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHUẨN HÓA PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH

Chất lượng hình ảnh có tác động trực tiếp tới chất lượng dịch vụ truyền hình HDTV, nó có thể được đánh giá theo hai phương pháp sau:

- Phương pháp đánh giá chủ quan: Sử dụng thực nghiệm quan sát và những người tham gia để đánh giá chất lượng theo thang điểm lựa chọn trung bình (MOS).

- Phương pháp đánh giá khách quan: Tại đầu cuối, sử dụng thiết bị đo các tham số khác nhau để đánh giá chất lượng tổng thể của tín hiệu hình ảnh.

3.1 Tình hình tiêu chuẩn hóa phương pháp đánh giá chủ quan

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế công bố các khuyến nghị liên quan đến đánh giá chất lượng hình ảnh để điều chỉnh môi trường quan sát và tiêu chí quan sát với mục đích đạt được kết quả đánh giá chất lượng chính xác nhất. Khuyến nghị ITU-T/R chủ yếu liên quan đến phương pháp đánh giá chất lượng hình ảnh được liệt kê trong Bảng 4 . Loạt khuyến nghị BT được công bố bởi ITU-R (ngành tiêu chuẩn Thông tin Vô tuyến) liên quan đến phương pháp đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh truyền hình và loạt khuyến nghị J/P của ITU-T (ngành tiêu chuẩn Viễn thông) cũng có thể áp dụng cho các ứng dụng viễn thông (truyền hình cáp và đa phương tiện).

Bảng 4 Tiêu chuẩn ITU về phương pháp đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh

Tiêu chuẩn Nội dung

BT.500 Phương pháp luận đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh truyền hình BT.710

HDTV

Phương pháp đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh truyền hình số phân giải cao (HDTV)

BT.802 Các yêu cầu sử dụng để truyền dẫn thông qua mạng phân phối sơ cấp và mạng thành phần của tín hiệu truyền hình số xác định phù hợp với tiêu chuẩn 4:2:2 của khuyến nghị ITU-R BT.601 (Part A)

BT.1129 SDTV

Phương pháp đánh giá chủ quan truyền hình số phân giải tiêu chuẩn (SDTV)

BT.1201 UHDTV

Hình ảnh có độ phân giải siêu cao

29

BT.1210 Các vật tư sử dụng trong đánh giá chủ quan BT.1769

UHDTV

Các giá trị tham số phân cấp mở rộng khuôn dạng hình ảnh LSDI cho sản xuất và trao đổi chương trình quốc tế

BT.1907 Các kỹ thuật đo chất lượng hình ảnh theo cảm nhận khách quan đối với các ứng dụng sử dụng HDTV trong sự có mặt của tín hiệu tham chiếu đầy đủ

BT.1908 Các kỹ thuật đo chất lượng hình ảnh khách quan đối với các ứng dụng truyền phát sử dụng HDTV trong sự có mặt của tín hiệu tham chiếu rút gọn

BT.2020 UHDTV

Các giá trị tham số của các hệ thống truyền hình phân giải siêu cao về sản xuất và trao đổi chương trình quốc tế

P.910 Các phương pháp đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh video của các ứng dụng đa phương tiện

J.140 Phương pháp đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh của hệ thống truyền hình cáp

J.141 Chỉ thị hiệu năng các dịch vụ số liệu được phân phối trên hệ thống truyền hình cáp số

J.142 Các phương pháp đo đánh giá các tham số truyền dẫn của tín hiệu truyền hình cáp số

J.143 Các yêu cầu sử dụng cho đo đánh giá chất lượng hình ảnh theo cảm nhận khách quan trong truyền hình cáp số

J.144 Các kỹ thuật đo đánh giá chất lượng hình ảnh theo cảm nhận khách quan đối với truyền hình cáp số theo mô hình tham chiếu đầy đủ

J.145 Đo đánh giá và kiểm soát chất lượng dịch vụ đối với truyền dẫn âm thanh trên các mạng thành phần và mạng phân phối

J.147 Phương pháp đo đánh giá chất lượng hình ảnh khách quan bằng cách sử

30

dụng các tín hiệu đo thử trong dịch vụ

J.148 Các yêu cầu đối với mô hình chất lượng đa phương tiện theo cảm nhận khách quan

J.149 Phương pháp đặc tả độ chính xác và định cỡ chéo chỉ số đo chất lượng hình ảnh (VQM)

J.244 Các phương pháp định cỡ tham chiếu rút đầy đủ và rút gọn đối với các hệ thống truyền dẫn hình ảnh với mất đồng chỉnh liên tục của miền không gian và thời gian có khuếch đại và bù liên tục

J.246 Các kỹ thuật đô đánh giá chất lượng hình ảnh theo cảm quan đối với các dịch vụ đa phương tiện trên mạng truyền hình cáp số với sự có mặt của tham chiếu băng rộng rút gọn

J.340 Thuật toán tham khảo cho tính toán tỷ lệ tín hiệu trên tạp nhiễu đỉnh của chuỗi hình ảnh đã được xử lý có bù dịch chuyển không gian cố định, dịch chuyển thời gian cố định, khuếch đại và bù độ chói cố định

J.341 Đo đánh giá chất lượng hình ảnh đa phương tiện theo cảm nhận khách quan của HDTV đối với truyền hình cáp số trong sự có mặt của tham chiếu đầy đủ

J.342 Đo đánh giá chất lượng hình ảnh đa phương tiện theo cảm nhận khách quan của HDTV đối với truyền hình cáp số trong sự có mặt của tham chiếu rút gọn

SMPTE 2036-1

Truyền hình phân giải siêu cao - Các giá trị thám số hình ảnh cho sản xuất chương trình

SMPTE 2036-2

Truyền hình phân giải siêu cao - Các đặc tính âm thanh và sắp xếp kênh âm thanh cho sản xuất chương trình

SMPTE 2036-3

Truyền hình phân giải siêu cao - Sắp xếp đơn tuyến kết nối và nhiều tuyến kết nối giao diện số liệu/tín hiệu nối tiếp 10 Gbps

3.2 Tình hình tiêu chuẩn hóa phương pháp đánh giá khách quan

31

Các tiêu chuẩn quốc tế cho phương pháp đánh giá khách quan chất lượng hình ảnh (bao gồm cả chất lượng phương tiện truyền thông hình ảnh) được thực hiện bởi Liên minh Tiêu chuẩn Viễn thông và Thông tin vô tuyến quốc tế tương ứng với ITU-T và ITU-R. Hình 3 cho thấy mối tiên hệ của các tổ chức tiêu chuẩn của ITU-T và ITU-R. Nhóm nghiên cứu ITU-T số 12 (SG12) nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chất lượng dịch vụ viễn thông, và phối hợp với nhóm nghiên cứu ITU-T khác về các vấn đề liên quan đến "chất lượng dịch vụ (QoS) và hiệu suất." Nhóm nghiên cứu ITU-T số 9 có trách nhiệm nghiên cứu mạng truyền hình cáp, nó đưa ra các khuyến nghị được tiêu chuẩn hóa để đánh giá chất lượng các dịch vụ truyền hình cáp. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu số 6 trong ITU-R chịu trách nhiệm chính đối với dịch vụ phát thanh truyền hình, và đánh giá chất lượng liên quan. Việc phát triển các mô hình đánh giá chất lượng khách quan cho dịch vụ đa phương tiện sẽ yêu cầu kết hợp đánh giá khách quan chất lượng hình ảnh được thực hiện bởi SG9 và đánh giá chất lượng khách quan ngôn luận thực hiện bởi SG12, hội tụ truyền thông và phát thanh truyền hình bằng cách tập hợp các chuyên gia trong cả hai lĩnh vực hợp tác với nhau trong việc tiêu chuẩn hóa kỹ thuật đánh giá chất lượng. Trong việc theo đuổi mục tiêu này, đã hình thành hai nhóm chuyên gia: Nhóm báo cáo viên về đánh giá chất lượng đa phương tiện (JRG-MMQA) trong ITU-T và nhóm chuyên gia đánh giá chất lượng hình ảnh (VQEG) làm việc chặt chẽ với nhau để thúc đẩy công tác tiêu chuẩn hóa quốc tế.

ITU-T SG12 Hiệu năng và chất lượng dịch vụ ITU-T SG9 Mạng truyền hình và mạng cáp băng rộng tổng hợp ITU-R SG6 Các dịch vụ truyền phát

Nhóm báo cáo tham dự để đánh giá chất lượng đa phương tiện (JRG-MMQA)

Nhóm chuyên gia nghiên cứu chất lượng hình ảnh (VQEG)

Hình 3. Tổ chức tiêu chuẩn hóa phương pháp đánh giá khách quan

32

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHỦ QUAN CHẤT LƯỢNG VIDEO TRONG CÁC ỨNG DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

Phương pháp đánh giá chủ quan chất lượng hình ảnh sử dụng một nhóm người tham gia xếp loại và đánh giá chất lượng hình ảnh. Những phương pháp này có thể được áp dụng cho các mục đích khác nhau: lựa chọn các kỹ thuật xử lý hình ảnh, xếp hạng hiệu suất của của hệ thống nghe nhìn và đánh giá các mức chất lượng video trong một kết nối nghe nhìn.Phương pháp đánh giá chủ quan được sử dụng để đánh giá hiệu suất của hệ thống truyền hình bằng cách sử dụng các phép đo trực tiếp phản ứng của người xem. Do đó các phương pháp đánh giá chủ quan sẽ cung cấp trực tiếp phản ứng của người dùng về chất lượng video trong các dịch vụ đa phương tiện đang được cung cấp. Các phương pháp đánh giá chủ quan được phân làm 2 loại, loại thứ nhất đánh giá hiệu suất của hệ thống được thiết lập ở những điều kiện tối ưu, loại này thường được gọi là đánh giá chất lượng. Loại thứ hai đánh giá chất lượng của hệ thống được thiết lập ở những điều kiện không tối ưu liên quan đến lỗi truyền dẫn và mã hóa, đây được xem là đánh giá suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các phương pháp đánh giá chất lượng video trong các ứng dụng đa phương tiện luận văn ths kỹ thuật điện tử viễn thông (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)