Trong phương pháp DCR đưa ra trong khuyến nghị ITU-T P.910 Hình 7, các
39
đối tượng được xem các đoạn hình ảnh tham chiếu để hình thành cơ sở đánh giá chất lượng, tiếp theo là các đoạn hình ảnh đánh giá (khoảng 10 giây) và trong khoảng 10 giây tiếp theo, họ đánh giá chất lượng hình ảnh theo thang chất lượng 5 mức trong Bảng 8 . Hình ảnh tham chiếu thường được trình chiếu trước khi các đối tượng thực hiện đánh giá chất lượng hình ảnh, do đó cung cấp cho họ cơ sở để đánh giá chất lượng hình ảnh kế tiếp. Kết quả là, phương pháp này có thể ngăn ngừa ở một mức độ nào đó hiệu ứng chuyển cảnh trong phương pháp ACR. Các kết quả đánh giá được biểu diễn bằng điểm đánh giá trung bình như trong phương pháp ACR, nhưng để phân biệt các giá trị MOS thu được từ phương pháp ACR, chúng đôi khi được gọi là giá trị DMOS (MOS sai khác).
Thời gian 10 giây 10 giây 10 giây 5 - 11 giây Bình chọn Bình chọn Tham chiếu Hình ảnh A Hình ảnh B Một đơn vị đánh giá 10 giây Tham chiếu
3 giây 3 giây 5 - 11 giây
Một đơn vị đánh giá
Hình 7. Trình chiếu trong phương pháp DCR
Bảng 8 Thang đo chất lượng 5 mức theo phương pháp DCR
Điểm số đạt được Đánh giá
5 Không hề cảm thấy khó chịu
4 Có cảm thấy, nhưng không khó
chịu
3 Hơi khó chịu
2 Khó chịu
1 Rất khó chịu
Do đánh giá DMOS cung cấp một đoạn hình ảnh tham chiếu để so sánh, nên việc suy giảm chất lượng được đánh giá với độ chính xác cao hơn phương pháp ACR. Có thể nói rằng phương pháp DCR phù hợp hơn so với phương pháp ACR trong việc đánh giá các hệ thống ít suy giảm chất lượng. Tuy nhiên, do việc đánh giá DMOS yêu cầu 2 mẫu hình ảnh cho một đánh giá duy nhất, nên phải mất thời gian gấp đôi so với
40
phương pháp ACR để có được cùng một đánh giá trong các điều kiện tương tự. Trong phương pháp DCR, điểm số DMOS là 4,5; 3,5 và 2,5 đôi khi ứng với các tiêu chuẩn chất lượng đối với giới hạn phát hiện, giới hạn chấp nhận được và giới hạn chịu đựng.
Phương pháp DCR được biết đến như là phương pháp thang đo suy giảm bằng tác nhân kích thích đôi (DSIS) hoặc phương pháp của liên minh truyền hình châu Âu.