Các kiểu tần suất truy cập khác nhau đã được áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp mạng ngang hàng cho hệ thống truyền hình theo yêu cầu Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 68 - 71)

Trong hệ thống PPVoD, để mô phỏng tính biến động của môi trường mạng ngang hàng, chúng tôi để cho các peer rời hệ thống vào các thời điểm ngẫu nhiên khác nhau. Thời gian tồn tại trong hệ thống của mỗi peer không vượt quá 60 phút (bằng độ dài của một video). Những peer tham gia hệ thống tiến hành download lần lượt các phân mảnh video từ phân mảnh đầu tiên cho đến phân mảnh cuối. Những peer đầu tiên gửi yêu cầu download ứng với mỗi videoID sẽ được download trực tiếp từ video server. Các peer gửi yêu cầu download sau (với cùng videoID như vậy) sẽ phải download từ các peer truy cập trước. Mỗi peer gửi yêu cầu sẽ phải thiết lập đa kết nối đồng thời với các peer cung cấp. Trường hợp không thể kết hợp đủ băng thông từ các peer khác thì peer gửi yêu cầu mới truy cập vào video server để download các phân mảnh còn thiếu. Nếu video server cũng không còn đủ băng thông phục vụ thì yêu cầu truy cập sẽ bị từ chối. Mỗi khi kết thúc download một phân mảnh video thì receiver đều lưu lại phân mảnh vào bộ nhớ lưu trữ theo cơ chế LRU để phục vụ cho những peer truy cập sau.

Kịch bản thực hiện đối với hệ thống Client/Server cũng tương tự những đơn giản hơn. Các client cũng tham gia vào hệ thống với các tần suất truy cập như trên. Đối với mỗi yêu cầu truy cập, server sẽ kiểm tra xem có còn đủ băng thông phục vụ, nếu như băng thông đã đầy thì yêu cầu truy cập sẽ bị từ chối.

3.2. Kết quả mô phỏng

3.2.1. Khả năng đáp ứng của hệ thống

Khả năng đáp ứng của hệ thống được thể hiện thông qua số peer (client) được phục vụ đồng thời trong hệ thống tại mỗi thời điểm. Trong những tài liệu khác nhau, các tác giả thường đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống thông qua tỉ lệ từ chối truy cập (requests rejection ratio), bởi vậy họ thường phải tiến hành mô phỏng thử nghiệm với các tần suất truy cập không đổi. Hạn chế của những thử nghiệm này là không phản ánh được tính ngẫu nhiên đến của các yêu cầu truy cập trong thực tế. Trong mô phỏng của mình chúng tôi đánh giá hệ thống thông qua cả ba kiểu tần suất truy cập. Để làm như vậy chúng tôi đã đưa ra một cách đánh giá mới - trực quan hơn, dựa trên việc tính toán số lượng truy cập tối đa tại mỗi thời điểm. Với giả thiết rằng mọi yêu cầu truy cập đều được đáp ứng, giá trị đường cong của đồ thị biểu diễn sẽ tăng ứng với tần suất truy cập tại mỗi thời điểm và giảm khi có những peer kết thúc phiên streaming và rời hệ thống. Như vậy nếu như hệ thống thử nghiệm có đường đồ thị biểu diễn số peer truy cập đồng thời càng gần với đường đồ thị biễu diễn số peer truy cập tối đa thì hiệu năng của hệ thống càng cao và ngược lại. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành mô phỏng và tính toán số peer được phục vụ bởi hệ thống (ứng với số phiên streaming) trung bình trong mỗi phút.

Từ kết quả nhận được, trong các hình dưới đây có thể nhận thấy: ở giai đoạn đầu, khi số lượng client tham gia vào hệ thống chưa nhiều, do có server hỗ trợ nên cả hệ

thống đề xuất PPVoD và Client/Server đều đạt được khả năng phục vụ tối đa (cả 3 đường đồ thị đều trùng khít). Tuy nhiên khi số lượng client tham gia vào hệ thống đạt đến ngưỡng chiếm hết băng thông phục vụ của server thì số lượng client trong hệ thống Client/Server không thể tăng thêm được nữa. Trái lại, trong hệ thống PPVoD, nhờ các peer tham gia cũng đóng góp tài nguyên trở lại hệ thống nên khả năng phục vụ của hệ thống vẫn đạt được mức tối đa trong một khoảng thời gian tiếp sau đó. Về sau, khi số lượng peer tham gia vào hệ thống ngày càng nhiều theo tần suất truy cập mà tổng băng thông và bộ nhớ lưu trữ của hệ thống chưa kịp đáp ứng, thì đường đồ thị tương ứng của hệ thống bị tụt xuống so với đường giới hạn tối đa. Trường hợp tần suất truy cập tăng đột biến như trong hình 3.2.1-1(c) cho ta thấy rõ điều này. Tuy nhiên càng về cuối khi đã có nhiều peer tham gia hệ thống thì khả năng mở rộng của hệ thống càng tăng lên nhanh chóng, dẫn đến đường đồ thị của hệ thống PPVoD càng gần sát với đường đồ thị giới hạn.

0 30 60 90 120 150 180 210 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 Thời gian (phút) S ố p e e r tr u y cậ p

Số truy cập tối đa Hệ thống PPVoD Hệ thống Client/Server

(a) Số peer được phục vụ đồng thời trong hệ thống ứng với tần suất truy cập ngẫu nhiên

0 30 60 90 120 150 180 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 Thời gian (phút) S ố pe er tr uy cậ p

Số truy cập tối đa Hệ thống PPVoD Hệ thống Client/Server

(b) Số peer được phục vụ đồng thời trong hệ thống ứng với tần suất truy cập không đổi

0 100 200 300 400 500 600 700 800 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 Thời gian (phút) Số p ee r tr uy cậ p

Số truy cập tối đa Hệ thống PPVoD Hệ thống Client/Server

(c) Số peer được phục vụ đồng thời trong hệ thống với tần suất truy cập tăng đột biến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp mạng ngang hàng cho hệ thống truyền hình theo yêu cầu Luận văn ThS. Công nghệ thông tin 60 48 15 (Trang 68 - 71)